Nhật Bản: Vào ngày 21/4/2020, nhóm nghiên cứu của chuyên gia Văn phòng Nội các đã công bố các giả định về trận động đất lớn có thể sẽ xảy ra từ ngoài khơi bờ biển Hokkaido. Độ lớn của trận động đất có thể tới cấp 9, và dự đoán rằng một cơn sóng thần cao tới 30 mét có thể xảy ra tại một phần phía bắc Nhật Bản, và có nguy cơ khiến ít nhất 32 tòa nhà thị chính thành phố sẽ bị ngập. Theo dự báo thì đây có thể coi là tiềm ẩn một nguy cơ thảm họa kép có thể ấp tới Nhật Bản.
Chuyên gia nhận định về nguy cơ sóng thần ở Nhật Bản năm 2020:
Nhóm chuyên gia Nhật Bản đã chuẩn bị một kịch bản tồi tệ nhất nếu động đất cực mạnh này xảy ra, gây ảnh hưởng đến Nhật Bản, đặc biệt là quanh vùng biển ngoài khơi Sanriku và Hidaka, cũng như vùng biển ngoài khơi Tokachi và Nemuro.
Các chuyên gia cũng cho biết, việc xác định thời gian chính xác xảy ra động đất là bất khả thi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sóng thần khổng lồ thường xuyên xảy ra tại khu vực này theo chu kỳ từ 300- 400 năm và lần gần đây nhất là thế kỷ 17.
Giáo sư địa chấn học Kenji Satake thuộc đại học Tokyo nhận định, dù đại động đất và sóng thần không thường xuyên nhưng chắc chắn sẽ xảy ra ở hai khu vực này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những trận động đất như vậy đã xảy ra vài lần trong 6.000 năm qua.
Chuyên gia địa chất từng cảnh báo sóng thần vào năm 2019
Các nhà địa chất New Zealand tuyên bố, Đới hút chìm Hikurangi (Hikurangi Subduction Zone) là một trong những đường đứt gãy lớn nhất thế giới, và có bằng chứng cho thấy nó có thể sớm gây ra động đất và sóng thần. Việc vỡ đường đứt gãy sẽ gây thiệt hại và phá hủy trên quy mô lớn hơn cả trận động đất, sóng thần lịch sử ở Nhật Bản năm 2011.
Tiến sĩ Laura Wallace của Hiệp hội Khoa học Địa chất New Zealand (GNS) thừa nhận rằng, sóng thần có thể gây ra những con sóng cao tới 30m.
Tiến sĩ Wallace cảnh báo, mối đe dọa tức thì của một trận động đất có cường độ mạnh khủng khiếp lớn hơn rất nhiều so với dự kiến trước đây, khiến giới chức New Zealand vội vã chuẩn bị các kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
“Chúng tôi biết Đới hút chìm Hikurangi có thể gây ra những trận động đất và sóng thần lớn, và những thảm họa này đã xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi biết sự đứt gãy tại một thời điểm nào đó trong tương lai là chắc chắn. Kịch bản chúng tôi đang sử dụng để đối phó với diễn tiến này là một kế hoạch ứng phó thực tế về những gì chúng ta có thể phải đối mặt trong cuộc đời của chúng ta, của con cháu chúng ta” – Tiến sĩ Wallace nói.
“Chúng tôi biết chúng có thể xảy ra, bằng chứng cho thấy chúng đã xảy ra cách đây hàng trăm năm, nên câu hỏi đặt ra không phải là liệu nó có xảy ra hay không mà là khi nào nó xảy ra, mức độ lớn thế nào và tác động ra sao” – bà Wallace nói thêm.
Còn nhà khoa học Kate Clark nói với kênh One News của New Zealand: “Chúng ta có thể hứng chịu một trận động đất mạnh 9 độ richter trong trường hợp xấu nhất. Hơn cả động đất, sóng thần sẽ là yếu tố cực kỳ nguy hiểm. Sóng có thể cao tới 30m và đổ bộ trong vòng 7 phút khi có cảnh báo” – bà Clark nói và cho biết thảm họa có thể tấn công bất cứ lúc nào.
Kế hoạch chuẩn bị đối phó đang được phối hợp giữa các nhà khoa học, quan chức chính phủ, dịch vụ khẩn cấp, giới chức y tế, chuyên gia kinh doanh.
Martha Savage – Giáo sư địa vật lý tại Đại học Victoria nhận định, càng lâu xảy ra, động đất càng mạnh. “Bởi vì khu vực hút chìm gần chúng ta hơn Nhật Bản, chúng ta sẽ có sóng thần lớn và chúng ta sẽ không có nhiều thời gian cảnh báo, chúng có thể xảy ra chỉ trong vòng 6 phút. Sóng thần sẽ có sức tàn phá hủy diệt với những người sống gần biển, sóng cao 15, 20, 30m có thể ập đến ngay khi bạn đang trên bãi biển” – Giáo sư Savage cảnh báo.
Thảm họa sóng thần Nhật Bản năm 2011
Gần nhất là năm 2011, thảm họa kép động đất, thảm họa kép động đất, sóng thần đã tàn phá phần lớn 3 tỉnh đông bắc của nước Nhật là Miyagi, Fukushima và Iwate, khiến gần 16.000 người thiệt mạng và hơn 2.000 người khác bị mất tích. Theo ước tính của Chính phủ Nhật Bản, ít nhất 3.200 người đã chết trong quá trình sơ tán.
Đất nước Nhật Bản hàng năm đều dành một khoản ngân sách lớn cho việc phục hưng nền kinh tế khu vực đông bắc, tuy nhiên vùng này ước tính vẫn cần thêm ít nhất một thập niên nữa mới có thể hồi phục hoàn toàn.
Có cơ sở đánh giá của các chuyên gia về nguy cơ sóng thần mới có thể sảy ra từ việc nghiên cứu địa chấn, hải dương và những trận sóng thần trong lịch sử ở Nhật Bản. Từ đó các nhà khoa học nhận định nguy cơ về một đại thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản năm 2020 là có cơ sở.
Rãnh Nhật Bản kéo dài từ vùng biển ngoài khơi Hokkaido đến Bán đảo Boso ở tỉnh Chiba, còn rãnh Kuril trải dài từ vùng biển xung quanh hòn đảo của Bắc của nước này tới quần đảo Kuril.
Rãnh Kuril
Rãnh Nhật Bản
Tại cuộc họp nghiên cứu, dựa trên các khảo sát theo dõi sóng thần trong vòng 6000 năm qua, họ xác định đã từng có trận động đất tối đa M9.1 ở khu vực là rãnh Nhật Bản (ngoài khơi Sanriku / Hidaka) và M9.3 ở rãnh Kuril (ngoài Tokachi / Nemuro).
Năng lượng 2 khu vực động đất này có thể gấp 1,4 lần và 2,8 lần so với trận động đất lớn tại Đông Nhật Bản năm 2011 (M9.0). Trong trường hợp xảy ra, sẽ khiến sóng thần và các cơn địa chấn ảnh hưởng trực tiếp tới 7 tỉnh thành (từ tỉnh Hokkaido đến Chiba).
Tại khu vực rãnh Nhật Bản (日本海溝) dự đoán rằng sóng thần sẽ vượt quá 10 mét ở nhiều nơi, khu vực cao nhất có thể là ở thành phố Miyako, tỉnh Iwate với mức ước tính 29,7 mét. Ở tỉnh Ibaraki và Chiba, dự kiến tối đa vượt quá 5 mét.
Mặt khác, tại rãnh 千島海溝 (Kuril – Hokkaido) có thể gây ra một cơn sóng thần hơn 20 mét ở phía đông, khu vực Erimo-cho, Hokkaido có thể cao 27,9 mét.
Trận động đất năm 1843, mạnh M8.0 sóng thần cao 4m – 7m, khiến trên 45 người chết.
Trận động đất năm 1973, mạnh M7.4 sóng thần cao 2.8m
Trận động đất năm 1894, mạnh M7.4
Trận động đất năm 1969, mạnh M7.8
Trận động đất năm 1963, mạnh M8.1
Trận động đất năm 1918, mạnh M8.0
Có 6 nhà máy điện hạt nhân trong khu vực được phân tích trên, bao gồm cả những nhà máy đang được xây dựng, nhưng người ta cũng phát hiện ra rằng khu vực này có thể bị ngập giống vụ Nhà máy điện hạt nhân Tokyo Fukushima Daiichi năm 2011.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra các trận động đất lớn sẽ xảy ra cứ sau vài trăm năm, từ trận động đất cuối cùng (thế kỷ 17) nên khả năng trận sóng thần đến cao đến 30m có thể xảy ra ở Nhật trong thời gian sắp tới. Ông Kenji Satake giáo sư Đại học Tokyo cho biết, “cần phải nghiên cứu cụ thể, lên phương án dự phòng vì có thể ngập lụt trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ sở hạ tầng như nhà máy điện.“