Thông tin mở lại đường bay Việt Nam – Nhật Bản, cho phép du học sinh và thực tập sinh nhập cảnh

11/3/2021: Kể từ 0 giờ ngày 14 tháng 01 năm 2021 (Giờ Nhật Bản) cho đến khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp được hủy bỏ, sẽ dừng áp dụng chế độ Residence Track và Business Track căn cứ vào [Biện pháp từng bước hướng tới việc tái mở cửa đi lại quốc tế] và không chấp nhận cho nhập cảnh mới đối với người nước ngoài sử dụng chế độ này.

Đối với người có visa còn hiệu lực đã được cấp theo chế độ này về nguyên tắc vẫn được chấp nhận cho nhập cảnh cho đến 0 giờ ngày 21 tháng 01 năm 2021 (Giờ Nhật Bản), tuy nhiên, không được chấp nhận biện pháp nới lỏng cách ly 14 ngày khi nhập cảnh theo chế độ Business Track.

(2)Liên quan đến việc tái nhập cảnh của người mang tư cách lưu trú, kể từ 0 giờ ngày 14 tháng 01 năm 2021 (Giờ Nhật Bản) cho đến khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp được hủy bỏ, không chấp nhận biện pháp nới lỏng cách ly 14 ngày khi tái nhập cảnh theo chế độ Business Track.

Ngoài ra, kể từ 0 giờ ngày 14 tháng 01 năm 2021 (Giờ Nhật Bản), Quý khách khi đến Nhật Bản sẽ phải cam kết không sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong vòng 14 ngày sau khi tái nhập cảnh và phải cách ly tại nhà hoặc cơ sở lưu trú trong vòng 14 ngày, lưu lại thông tin vị trí, phải đáp ứng trong trường hợp cơ sở y tế v.v. yêu cầu công bố thông tin vị trí v.v.

Trong trường hợp vi phạm cam kết nêu trên, ngoài việc sẽ trở thành đối tượng bị quản chế theo Luật kiểm dịch. Hơn nữa, họ tên, quốc tịch hay thông tin đóng góp cho việc phòng chống lây nhiễm lan rộng sẽ được công bố và sẽ trở thành đối tượng bị tiến hành thủ tục hủy bỏ tư cách lưu trú và trục xuất về nước.

 Tất cả những người nhập cảnh, tái nhập cảnh Nhật Bản kể từ 0 giờ ngày 09 tháng 01 năm 2021 (Giờ Nhật Bản) đều trở thành đối tượng phải tiến hành xét nghiệm liên quan đến Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (COVID-19) tại sân bay của Nhật Bản, ngoài ra, kể từ 0 giờ ngày 13 tháng 01 năm 2021 (Giờ Nhật Bản) đều được yêu cầu nộp Giấy chứng nhận xét nghiệm được tiến hành xét nghiệm và cấp trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh Việt Nam.

————————————–

Update 19/09/2020: Cập nhật thông tin mới nhất về việc nối lại đường bay giữa Nhật Bản và Việt Nam. 

Chiều nay (19/9), giờ địa phương, chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên của Việt Nam xuất phát từ sân bay Quốc tế Nội Bài đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Narita, Tokyo (Nhật Bản). Chuyến bay mang số hiệu VN310 của Hãng Hàng không Vietnam Airlines kéo dài hơn 5 tiếng, với các biện pháp phòng dịch được tuân thủ nghiêm ngặt.

Số lượng hành khách trên chuyến bay là gần 60 người, chủ yếu là các hành khách, chuyên gia, thực tập sinh, du học sinh… tái nhập cảnh với mục đích học tập, làm việc. Đây là chuyến bay thương mại đầu tiên tới Nhật Bản sau thời gian dài bị tạm dừng do đại dịch Covid-19.

Sau chuyến bay VN310, trong tháng 9, Vietnam Airlines dự kiến tiếp tục thực hiện 2 chuyến bay nữa từ Hà Nội đi Tokyo vào các ngày 25/9, 30/9 và một chuyến bay từ TP.HCM đi Tokyo vào ngày 30/9.

Lịch bay Việt Nam – Nhật Bản trong những tháng tiếp theo sẽ được hãng cập nhập trong thời gian sớm nhất. Các chuyến bay chở khách chiều từ Nhật Bản về Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi có quyết định chính thức của các nhà chức trách. 

————————————–

Update 10/09/2020: Cập nhật thông tin mới nhất về việc nối lại đường bay giữa Nhật Bản và Việt Nam. 

Sau cuộc họp giữa chính phủ và liên bộ cuối tháng 8 vừa qua, cục hàng không dân dụng, các hãng bay đang tích cực chuẩn bị cho việc tăng tần suất chuyến bay thương mại giữa hai nước. Theo phương án khôi phục lại đường bay quốc tế được Cục Hàng không Việt Nam gửi lên Bộ GTVT, 6 đường bay quốc tế được đề xuất mở lại từ 15.9. Với Nhật Bản, Cục đề xuất nối lại đường bay Hà Nội – Tokyo và TP.HCM – Tokyo với với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Vietnam Airlines/Pacific Airlines phối hợp khai thác linh hoạt đường bay Hà Nội – Tokyo bằng máy bay B787 (343 ghế) vào ngày thứ 3 hàng tuần. Vietjet Air khai thác đường bay TP.HCM – Tokyo bằng máy bay A321 (240 ghế) vào ngày thứ 3 hàng tuần. Số lượng cách ly tối đa tại Hà Nội và TP.HCM là 560 khách/tuần.

Cũng tại cuộc họp ngày 29/8, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ tuần trước về phòng chống Covid-19. Theo đó Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ Giao thông Vận tải được giao thực hiện chuyến bay đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

————————————–

Update 30/7/2020: Cả hai bên Nhật Bản và Việt Nam đang tích cực thực thi các chính sách nới lỏng hạn chế đi lại và cấp thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước.

Cụ thể: Chính quyền Nhật Bản cũng đang cân nhắc mở cửa cho những nước có tình hình Covid-19 thuyên giảm. Trong cuộc họp hồi tuần trước, Thủ tướng Shinzo Abe đề cập khả năng cho phép người từ Việt Nam, Úc, New Zealand và Thái Lan nhập cảnh nhưng không nêu rõ thời điểm thực hiện kế hoạch này.

Từ 5/8, những người rời Nhật Bản trước khi những quốc gia mà họ định đến được xếp vào danh sách cấm có thể nộp đơn xin quay lại, Bộ ngoại giao Nhật Bản thông báo vào cuối ngày 29/7. Như vậy sẽ gần 90.000 người nước ngoài có giấy phép cư trú, bao gồm sinh viên, người làm ăn và thực tập sinh, đang mắc kẹt ngoài Nhật Bản sau khi chính quyền ban lệnh cấm nhập cảnh với hơn 100 quốc gia để đối phó Covid-19.

Từ 1/9, những điều kiện này sẽ được áp dụng với công dân nước ngoài trong các danh mục khác, bao gồm người thường trú tạm thời hoặc lâu dài ở Nhật, cũng như bạn đời hoặc con cái của công dân Nhật hoặc thường trú nhân.

Nhật Bản áp lệnh cấm nhập cảnh với du khách từ hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chính phủ tuyên bố sẽ từng bước dỡ bỏ. Công dân Nhật Bản có thể tái nhập cảnh từ những nơi nằm trong danh sách cấm và cư dân nước ngoài có thể xin miễn trừ nhân đạo để tới những quốc gia nằm trong danh sách và được phép quay lại.

Update 22/4/2010: Tình hình dịch COVID-19 hiện nay hết sức phức tạp, đặc biệt ở Nhật Bản. Trong nước, tính đến 22/4/2020 đã có 268 ca nhiễm, tuy nhiên 5 ngày nay không ghi nhận thêm ca mới. Như vậy tình hình trong nước đang có chiều hướng khống chế dịch tốt.

————————————–

Vậy khi nào sẽ mở lại đường bay giữa Việt Nam – Nhật Bản một cách bình thường?

Để trả lời được câu hỏi này chúng ta phải khẳng định: Đó là khi nguy cơ lây nhiễm bắt nguồn từ việc tự do đi lại giữa hai nước ở mức thấp nhất và có thể kiểm soát.

Chúng ta đã cần hơn 4 tháng để hy sinh các lợi ích kinh tế và tự do cá nhân hạn chế để đánh đổi lấy an toàn phòng chống dịch Covid-19. Do đó chúng ta phải có biện pháp bảo vệ thành quả này.

Tình hình dịch hiện nay ở Việt Nam

Hà Nội dừng cách ly xã hội từ 0h ngày 23/4, trừ huyện Mê Linh và Thường Tín, các quận huyện khác của Hà Nội dừng cách ly xã hội, nhiều hoạt động kinh tế xã hội được khôi phục từ 23/4. Thủ tướng đã xếp Hà Nội vào nhóm “nguy cơ” thay vì “nguy cơ cao” như trước đây. Riêng hai huyện Mê Linh và Thường Tín vẫn ở nhóm “nguy cơ cao” bởi có ổ dịch chưa qua 14 ngày. Các hoạt động kinh tế xã hội của thành phố sẽ thực hiện theo chỉ thị 15 của Thủ tướng ban hành ngày 27/3. Thành phố vẫn cấm quán bar, karaoke, nhà hàng, quán game, trà đá, trà chanh tập trung đông người. Các lễ hội văn hóa, hoạt động thể thao đông người vẫn bị dừng. 

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 đề xuất các bộ, ngành chuẩn bị quy định để “chung sống an toàn” với Covid-19, tận dụng thời cơ phát triển sản xuất. 

Tình hình dịch ở Nhật Bản tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát

Nhật Bản đã có gần 12 nghìn ca nhiễm, đã khỏi 1424 ca bệnh và tử vong 278 người. Đã có tới 46/47 tỉnh thành phố có người mắc COVID-19, điển hình 3 tỉnh/thành phố có nhiều ca bệnh nhất là: Tokyo, Osaka và Kanagawa.

Mặc dù chính phủ đã ban bố trình trạng khẩn cấp quốc gia, một số tỉnh đã phải giới nghiêm, giãn cách nhưng số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục gia tăng từng ngày. Điều đó dẫn đến hệ thống y tế quá tải, thậm chí đã có tin một người tử vong ngoài đường (chưa rõ nguyên nhân) – sau đó xét nghiệm thấy dương tính với dịch Covid-19.

Hiệp hội Y học Cấp tính và Tổ chức Y học Cấp cứu Nhật Bản cho hay nhiều khoa cấp cứu tại các bệnh viện đang từ chối điều trị những bệnh nhân mắc các bệnh như đột quỵ, lên cơn đau tim và các chấn thương bên ngoài.

Khi nào mở lại đường bay Việt – Nhật

Kinh nghiệm trông từ nhiều quốc gia khác đã chịu hậu quả nặng nề sau khi nới lỏng (chủ quan) các biện pháp phòng dịch. Thì chắc chắn Việt Nam hay Nhật Bản cũng đều kiểm soát chặt chẽ y tế đối với công dân xuất nhập cảnh. Nhiều chuyên gia cũng dự báo khoảng tháng 8/2020 dịch có thể lắng xuống, khi đó khả năng mở lại hoạt động đi lại bình thường. Hiện nay chỉ có các đường bay dành cho hoạt động công vụ hoặc cứu trợ công dân và các chuyến bay vận tải hàng hóa.

#ATK