Trong số 13 đặc điểm mà tác giả nêu ra dưới đây cũng có phần chính xác, và phần không chính xác. Chúng tôi xin dành sự đánh giá cho người đọc. Hy vọng những nhận xét này sẽ giúp bạn phần nào đó trong việc tìm hiểu tính cách người Nhật.
Chúng tôi xin lược dịch và giới thiệu ý kiến của một học giả người nước ngoài nói về các đặc điểm tính cách của người Nhật. Bài được đăng trong sự so sánh với văn hóa Trung Quốc nhưng để tránh làm phức tạp vấn đề chúng tôi chỉ lược dịch và giới thiệu phần bàn về người Nhật.
- Ý thức “bầy đàn” của người Nhật quá mạnh dẫn đến việc họ có tập quán tuân thủ mệnh lệnh. Hành động của họ đều dựa trên các chuẩn mực về thứ bậc trong xã hội và mang tính thứ bậc rõ nét. Điểm tốt là mọi người hòa hợp với nhau và dễ thống nhất. Tuy thế,một khi quyền lãnh đạo rơi vào tay của kẻ xấu với nhiều tham vọng thì toàn dân chúng cũng dễ dàng tuân theo, dẫn đến hậu quả không lường trước được. Ví dụ điển hình là sự xâm lược các nước khác của phát xít Nhật trong thế chiến thứ II.
- Trong các quan hệ cá nhân thì người Nhật thành thực đến mức đến độ người khác phải ngạc nhiên. Bản thân tôi cũng có kinh nghiệm khó quên về chuyện này. Cạnh một ga nhỏ ở Osaka có cửa hàng bán rau không có người trông coi.Bên cạnh những túi đựng rau tươi là một mảnh gỗ nhỏ ghi giá 100 yên/bao. Không có ai trong coi do đó có trả tiền hay không hoàn tòan phụ thuộc vào người mua. Hay ở Nhật nếu bạn có đánh rơi mất đồ thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi lẽ, tập quán của người Nhật là người nhặt được của rơi sẽ đem đến nộp cho đồn cảnh sát gần nhất.
- Người Nhật theo chủ nghĩa tuyệt đối, họ quá để ý đến kỷ luật, thứ bậc. Có lẽ trên thế giới ai cũng biết người Nhật rất tôn trọng kỷ luật. Tại các điểm du lịch trên thế giới hễ thấy một đòan người xếp hàng theo sau 1 hướng dẫn viên du lịch thì chắc chắn họ là người Nhật. Mặt khác, sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa tuyệt đối của người Nhât. Nó thể hiện mức độ hướng đến sự tuyệt đối của họ. Hầu hết khách sạn ở Nhật phòng không rộng lắm nhưng sự sạch sẽ của nhà vệ sinh thì phải nói trên cả tuyệt vời. Nhà vệ sinh ở những khách sạn lớn được trang bị các thiết bị khá hiện đại. Nếu ai đã một lần ở khách sạn Nhật sẽ dễ nhận ra điều này.
- Thích làm thủ công và thích những hàng thủ công.
- Tính cộng đồng khá mạnh. Công ty là một gia đình thu nhỏ.
- Rất cởi mở với hàng hóa nước ngòai nhưng lại dè dặt với người nước ngòai.
- Không có tư tưởng chính trị nổi bật hay không dựa vào tư tưởng chính trị cụ thể nào cả.
- Hiếu chiến và dễ bị kích động.
- Thiếu tính chiến lược trong các chính sách kinh tế, ngọai giao. Không có quan điểm, đường lối rõ ràng cho các chính sách ngọai giao.Tất cả chỉ dựa vào “chủ nghĩa hòa hợp” của người Nhật.
- Thiếu tính độc lập. Hầu như không có người Nhật nổi tiếng nào có suy nghĩ, phát minh hoàn tòan độc lập và không chịu ảnh hưởng của xung quanh.
- Sức ảnh hưởng của chính phủ không mạnh. Phe phái trong chính phủ quá nhiều. Nhà nước có thể tồn tại với các cơ quan hành chính địa phương có mà không cần chính phủ trung ương.
- Khái niệm về đạo đức của người Nhật chú trọng nhiều đến danh dự mà không để ý nhiều đến ý thức về tội lỗi. Người Nhật một mặt chú trọng đến lễ nghĩa, hay cười, thành thật với người khác. Mặc khác lại không dám nhìn thẳng vào các tội ác đã gây ra trong quá khứ. Lý do sâu xa nằm ở quan niệm về đạo đức của người Nhật.
- Người Nhật ghét luật pháp. Có lẽ nhiều người cảm thấy mâu thuẫn nhưng bằng chứng cho việc này chính là Nhật Bản được xếp vào nhóm nhà nước pháp trị tại châu Á. So với người Âu, Mỹ thì thì người Nhật có xu hướng giải quyết nội bộ tất cả các vấn đề. Chỉ khi không giải quyết được mới mang ra tòa án.