Em đã tốt nghiệp ĐH chuyên ngành cơ khí giao thông, muốn đi Nhật lao động. Em nên đi theo dạng nào? Yêu cầu ra sao, thủ tục cũng như chi phí đi và thế chấp là bao nhiêu? Nếu đi theo dạng kỹ sư thì thời gian làm việc của em bao lâu, có những quyền lợi gì ? Những trung tâm nào uy tín mà em có thể liên hệ ? (Bạn đọc Nam Định)
Tư vấn của chuyên gia Công ty Batimex
Đối với chương trình kỹ sư nhóm ngành cơ khí, các nhà tuyển dụng Nhật Bản thường tuyển những vị trí phụ trách các công việc như: thiết kế bản vẽ; lập trình và gia công các máy CNC: tiện, phay, bào, hàn…; bảo trì, sửa chữa máy móc, dây chuyền sản xuất.
Ngoài yêu cầu về chuyên môn, ứng viên phải đạt trình độ Nhật ngữ tối thiểu N2, sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế, có năng lực thực tế và kinh nghiệm làm việc.
Thời gian làm việc tùy theo hợp đồng lao động giữa ứng viên và công ty tuyển dụng nhưng thường tối thiểu 1 năm và nếu bạn có thể đáp ứng tốt công việc cũng như công ty vẫn có nhu cầu tiếp nhận, bạn có thể gia hạn visa để tiếp tục làm việc từ 3 – 5 năm kế tiếp.
Bạn cần tham khảo yêu cầu công việc, yêu cầu tuyển dụng, đối chiếu với chuyên môn và năng lực của mình xem có thể tham gia ứng tuyển chương trình này hay không.
Trong khi đó chương trình thực tập kỹ năng có điều kiện tuyển dụng thấp hơn, không đòi hỏi khả năng tiếng Nhật quá cao, không đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn làm việc cao như chương trình kỹ sư; ngoài ra ngành nghề tuyển dụng cũng đa dạng hơn.
Thời gian qua, nhiều ứng viên tốt nghiệp ĐH nhóm ngành cơ khí đã chọn chương trình này do cơ hội đến Nhật làm việc, học tập cao hơn chương trình kỹ sư và phù hợp với mục đích rèn luyện, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ của họ để sau khi về nước họ phát triển bản thân, sự nghiệp.
Về thủ tục, hầu hết các công ty phái cử đều chịu trách nhiệm chính, phía ứng viên cơ bản chỉ cần cung cấp đầy đủ: bằng cấp bản chính và những hồ sơ, giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân là chính xác tuyệt đối.
Về chi phí, để được cung cấp thông tin chính xác, bạn cần đến trực tiếp công ty có chức năng, giấy phép hành nghề đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản để được tư vấn và định hướng. Tuy nhiên chi phí dịch vụ trung bình là 1 tháng lương (thu nhập) cho 1 năm làm việc.
Về thế chấp tài sản, từ tháng 7-2010, theo luật mới ứng viên tham gia chương trình này không cần thế chấp tài sản và không phải đóng tiền ký quỹ.
Về chế độ phúc lợi, cả hai chương trình (kỹ sư và thực tập kỹ năng) có điểm chung là người lao động đều có nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi từ các chế độ bảo hiểm như người Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với chương trình kỹ sư bạn có thể bảo lãnh người thân sang Nhật cùng sinh sống.
Cũng xin chia sẻ với bạn: khi bạn tham gia chương trình đi Nhật dù là kỹ sư hay thực tập kỹ năng, điều quan trọng là năng lực làm việc của bạn thế nào; năng lực của bạn có đáp ứng được công việc và làm hài lòng nhà tuyển dụng hay không!
Có những ứng viên trong lúc phỏng vấn chỉ đòi hỏi quyền lợi mà không thể hiện năng lực bản thân đáp ứng ra sao so với yêu cầu của nhà tuyển dụng và yêu cầu công việc, nên kết quả là khó trúng tuyển. Cũng có những ứng viên sau khi sang Nhật làm việc không đạt yêu cầu nên bị kết thúc hợp đồng sớm…
Tại Hà Nội, nếu muốn đi Nhật dạng kỹ sư, bạn có thể liên hệ với Công ty ITC, tầng 6 tòa nhà Kim Hoàn, ngõ 19 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội (Hotline: [Tel]). Nếu bạn muốn đi theo diện thực tập sinh kỹ năng, bạn liên hệ Công ty Batimex, tầng 20, tòa nhà MD, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Hotline: 0989646489)
Mọi thắc mắc liên quan đến điều kiện, thủ tục để đi lao động tại Nhật Bản; chính sách, nhu cầu tuyển dụng, công việc, ngành nghề XKLĐ sang Nhật Bản; cơ hội việc làm tại các công ty Nhật Bản ở VN… bạn đọc có thể gửi về chuyên mục Tư vấn việc làm Nhật Bản theo địa chỉ tuvandinhat@gmail.com (để đảm bảo chính xác nội dung câu hỏi, vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)