2013 cơ hội đi thực tập sinh Nhật Bản

Tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo 7 nhóm ngành nghề, gồm: nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí kim loại, tổng hợp (đúc, nhựa, in, sơn…). TTS VN tập trung chủ yếu ở các tỉnh Aichi, Mie, Osaka, Gifu, Yamagata. Thu nhập bình quân của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản  trung bình từ 1200 – 1600 USD/tháng.
 

Cơ hội mới cho thực tập sinh ở Nhật

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH, tuy năm 2013 được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn nhưng lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang mở ra những cơ hội mới ở những thị trường thu nhập cao.
 
Năm 2013, các thị trường có khả năng tiếp nhận nhiều LĐ giản đơn đã có nhiều thay đổi có lợi cho LĐ. Thị trường Malaysia từ 1/1/2013 đã tăng mức lương tối thiểu cho LĐ. Đồng thời, các doanh nghiệp (DN) trong nước đã kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn đối tác, đảm bảo đơn hàng đủ các điều kiện tốt mới đưa LĐ sang. Ở khu vực Trung Đông, Libya đã tiếp nhận LĐ trở lại, hiện có gần 800 LĐ Việt Nam làm việc tại Libya. Đặc biệt Qatar đang có nhu cầu lớn về LĐ xây dựng. Bộ Lao động Qatar kết hợp với Việt Nam xây dựng Trung tâm đào tạo LĐ sang Trung Đông. Đồng thời, nước ta cũng sớm xây dựng mô hình phù hợp để đưa LĐ giúp việc gia đình sang Ma Cau, xuất khẩu lao động Đài Loan và Malaysia.
 
Theo ghi nhận của phóng viên, những tháng đầu năm 2013, nhiều Công ty XKLĐ tại TP.HCM đã có số lượng đơn hàng tăng 20-30%, tập trung ở một số thị trường có uy tín, thu nhập cao. Năm nay, các công ty chú trọng vào các thị trường Nhật Bản, Trung Đông và Malaysia…
 
Ông Trần Văn Thạnh, Phó Giám đốc Công ty dịch vụ XKLĐ và chuyên gia (Suleco) cho biết: Hiện Suleco chỉ tiếp nhận những thị trường có thu nhập cao. Nếu như năm ngoái đưa đi 500 LĐ, thì năm nay là 700 LĐ. Trong đó, Nhật Bản chiếm 60% tổng số LĐ đi XKLĐ. Công ty vừa nhận được hai đơn hàng từ Úc và Canada với chỉ tiêu 100 LĐ, làm công việc chế biến thực phẩm với mức lương 11 USD/giờ. Hiện công ty đang làm hồ sơ xin phép và chờ Cục duyệt hai đơn hàng này.
 
lao động việt nam tại malaysia
 
Lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
 
Tương tự, ông Trần Xuân Từ – Giám đốc Công ty CP dịch vụ thương mại Hàng không – AIRSECO chi nhánh TP.HCM nói: So với năm ngoái, tổng nhu cầu tuyển dụng năm nay tăng khoảng 30%, tập trung vào các ngành cơ khí, xây dựng, may công nghiệp. Trong đó, số lượng nữ chiếm 40%, nam 60%. Bà Dương Thu Cúc, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ dầu khí Sài Gòn Nhân Lực cho biết: “Thị trường Nhật Bản và Trung Đông mở cửa các ngành nghề xây dựng, chế tạo máy, cơ khí, chế biến thủy sản. Năm 2013, Nhật Bản rất ưu ái LĐ Việt Nam. Đây là thị trường lớn, rất khó tính nhưng bù lại lương cao. Muốn chinh phục được thị trường này, NLĐ cần đảm bảo ba yếu tố: kỹ năng tay nghề; trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, tác phong làm việc”.
 
Thị trường được mở rộng, mức lương tăng cao, tuy nhiên, điều NLĐ lo lắng nhất là việc thu phí môi giới cao. Trước thực trạng này, ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, trong năm 2012, Bộ LĐ-TB-XH đã tiến hành thanh tra, chấn chỉnh các DN đưa LĐ sang Đài Loan, đặc biệt chấn chỉnh việc thu phí môi giới cao. Sau đợt thanh tra, Bộ đã có văn bản quy định mức phí đi Đài Loan xuống còn 4.500 USD. Sang năm 2013, Bộ sẽ đặc biệt giám sát hoạt động của các DN XKLĐ, chấn chỉnh việc thu phí, công bố các địa chỉ tin cậy đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và hạn chế tình trạng lừa đảo. Trong đó, giám sát chặt các thị trường trọng điểm như Đài Loan, xklđ Malaysia… để giảm chi phí cho NLĐ. Bộ cũng đang xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của trên 170 DN XKLĐ, thực hiện công bố xếp hạng công khai.
 
Ngoài những lĩnh vực truyền thống, hiện Bộ LĐ-TB-XH đang thực hiện thí điểm đưa LĐ có tay nghề, trình độ kỹ thuật phục vụ các nước phát triển. Sau khi thí điểm tuyển chọn đào tạo 150 y tá, điều dưỡng sang Nhật Bản, Bộ Kinh tế Cộng hòa liên bang Đức cũng đã cho người sang Việt Nam khảo sát và chuẩn bị tiếp nhận LĐ ở lĩnh vực này. Ảrập Xêút đặt vấn đề tiếp nhận y tá, điều dưỡng Việt Nam, từ đó mở rộng sang các ngành nghề khác. “Trong năm 2013, chúng tôi đang thúc đẩy ký được hiệp định hợp tác quan hệ LĐ Việt Nam-LB Nga, sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho LĐ sang làm việc tại nước này. Điều then chốt cần phải trang bị cho LĐ là trình độ ngoại ngữ. Đây là điểm yếu nhất của LĐ Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài”, ông Lê Văn Thanh nói.
@ATK tổng hợp