Vấn nạn trốn của TTS Việt Nam

Thống kê từ Bộ LĐTBXH cho thấy, Nhật Bản là thị trường lao động thu hút đông nhất lao động Việt Nam tới làm việc trong năm 2018, cụ thể: Trong 142.860 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của năm 2018, thị trường lao động Nhật Bản đã thu hút tới 68.737 lao động.

Tính riêng trong năm 2018, đã có 9.052 trường hợp người nước ngoài báo cáo mất tích.

Chương trình tiếp nhận thực tập sinh là nhằm chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức của Nhật Bản cho các nước đang phát triển, góp phần vào việc đào tạo nhân lực và phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Tuy nhiên đáng tiếc là có một bộ phận thực tập sinh đã bỏ trốn trong thời gian đang thực tập kỹ năng. Giờ đã trở thành vấn nạn người nước ngoài bỏ trốn.

Vấn nạn này gây đau đầu cho cả cơ quan tiếp nhận cũng như chính phủ, một việc đáng lý không được phép xảy ra. Những người bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao? Có bị tội hình sự không? Về nước bằng cách nào? Là những câu hỏi không có câu trả lời chung mà thay đổi tùy theo trường hợp.

Trường hợp đông nhất là lưu trú quá thời hạn. Trong trường hợp bị trục xuất về nước do bị bộ phận điều tra của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh phát hiện và làm thủ tục cưỡng bức về nước thì người bỏ trốn phải tự phụ đảm chi phí về nước. Họ sẽ bị đưa vào danh sách đen, và bị cấm đến Nhật trong vòng 5 năm kể từ lúc đó. Nếu người bỏ trốn lại can phạm những hành vi khác như làm môi giới, sử dụng giấy tờ giả, hay những tội ngoài tội xuất nhập cảnh thì sẽ bị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh hoặc Viện Kiểm Sát truy tố và bị xử lý hình sự.

Phần đông những người bỏ trốn dù đã hết hạn lưu trú vẫn ung dung ở lại Nhật Bản. Ở lại Nhật quá thời gian được gọi là “lưu trú bất hợp pháp”, một tội phạm nặng bị phạt tù có lao động hoặc không có lao động dưới 3 năm hoặc phạt tiền dưới 3 triệu yen. Không những thế, trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản, vì hành vi phạm pháp này vẫn tiếp diễn nên không có quyền thời hiệu.

Mặt khác, nếu người bỏ trốn không phải do Cục Quản lý Xuất nhập cảnh hay cảnh sát bắt mà tự ra đầu thú, xin về nước sớm, và đáp ứng được những điều kiện về lý lịch pháp lý như không phạm tội hay bị trục xuất thì sẽ không bị câu lưu, và có thể về nước theo thủ tục đơn giản là bắt về nước. Những người về nước với thủ tục này sẽ bị cấm nhập cảnh Nhật Bản trong vòng 1 năm kể từ lúc đó.

Trường hợp thứ hai là trường hợp vẫn còn trong thời hạn lưu trú. Ngoại trừ những trường hợp đang bị truy nã không cho trốn khỏi Nhật Bản như bị án nhưng chưa thi hành, hay bị trát bắt giam, v.v.. người bỏ trốn nếu còn trong thời hạn lưu trú thì có thể về nước như người bình thường. Nếu việc về nước này có vi phạm hợp đồng đã ký giữa cơ quan phái cử với cơ quan tiếp nhận thì sau đó ba bên sẽ phải giải quyết với nhau.

Dù là đang lưu trú bất hợp pháp (quá thời hạn), hay còn đang trong thời hạn lưu trú, việc đi làm trong tình trạng bất hợp pháp luôn luôn bất lợi vì bị bắt chẹt bởi phía chủ hoặc những người biết mình đang ở trạng thái bất hợp pháp, phải sống trong tình trạng lén lút và cuối cùng phải về nước trong thảm hại. Nhiều người muốn thoát khỏi sự thảm hại đó phải nhúng tay vào các tội phạm. Các bạn thực tập sinh nên ghi nhớ để tránh những điều này.

Thứ ba là trường hợp rất hiếm gần như không có đó là chỉ rong chơi, không sống một nơi rõ ràng, không làm việc. Những người này cho đến khi hết hạn lưu trú sẽ không bị kết tội vi phạm luật xuất nhập cảnh, nhưng nếu được xác nhận là không thực tập trong vòng 3 tháng trở lên thì tư cách lưu trú sẽ mất hiệu lực, và phải rời khỏi Nhật Bản.

Hành động bỏ trốn vì lợi ích cá nhân trước mắt không những làm tổn thương lý lịch bản thân mà còn gây khó khăn, lo lắng cho những người liên hệ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan phái cử, cơ quan tiếp nhận. Ngoài ra, những hành động dại dột này như gáo nước lạnh dội lên chương trình tiếp nhận thực tập sinh, tùy theo trường hợp nó còn làm cho việc tiếp nhận thực tập sinh của các công ty có thực tập sinh bỏ trốn trở nên khó khăn. Các bạn cần nhận thức rõ điều này.

#ATK