Thị trường lao động – việc làm Nhật Bản trong tình hình mới

Tình hình xuất khẩu lao động Nhật Bản những tháng cuối năm 2020: Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 5.000 lao động Việt Nam ở nước ngoài phải về nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tại một số thị trường tiếp nhận có số lượng lớn lao động Việt Nam đang làm việc như Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Nhật Bản, có nhiều lao động nữ mang thai, lao động bị tai nạn, bị bệnh cần thu xếp để đưa về nước sớm.

Cụ thể, ước tính, tại Đài Loan (Trung Quốc) có gần 500 lao động nữ mang thai đã được đưa về nước.

Tại Hàn Quốc, 531 người có hợp đồng bốn năm 10 tháng và đã hết thời gian gia hạn nhưng chưa được về nước. Phía Hàn Quốc chưa có chủ trương tiếp tục gia hạn thị thực cho số lao động này. Nếu không thu xếp chuyến bay về nước, người lao động sẽ trở thành người cư trú bất hợp pháp tại nước bạn. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có các chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ trên.

Đối với Nhật Bản, một số ngành nghề đang có nhu cầu cao như trong lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc người cao tuổi, chế biến suất ăn, thực phẩm… nhưng còn bị chính sách nhập cảnh hạn chế. Tuy nhiên, theo đánh giá, việc mở cửa trở lại cho lao động nước ngoài vào tháng 7, tháng 8 năm nay có thể thực hiện, sau khi Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày 25-5 vừa qua.

Từng bước đưa lại lao động đi làm việc ở Nhật Bản

Trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong và ngoài nước, căn cứ tình hình lao động Việt Nam tại một số địa bàn, chính sách của một số nước tiếp nhận, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổng hợp tình hình, làm việc với Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam và các doanh nghiệp. Cơ quan này cũng trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Công văn hướng dẫn các doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại các nước, địa bàn an toàn, sẵn sàng tiếp nhận lao động Việt Nam.

Theo đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, xác định trạng thái bình thường mới, từng bước khôi phục và thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước nước ngoài theo hợp đồng.

Các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương về phòng, chống dịch Covid-19 trong tư vấn, tuyển chọn, đào tạo người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Kết hợp đào tạo trực tuyến với lao động chưa thể tập trung đào tạo trực tiếp.

Như vậy, trong điều kiện mới, chính phủ hai bên đang nỗ lực thực hiện các chính sách thiết thực đảm bảo sức khỏe, điều kiện làm việc cho người lao động đang cư trú đồng thời tích cực thúc đẩy chính sách và đưa ra các giải pháp nhằm tiếp nhận lao động mới hợp pháp, đảm bảo an toàn sức khỏe và điều kiện làm việc.

Update 10/09/2020: Cập nhật thông tin mới nhất về việc nối lại đường bay giữa Nhật Bản và Việt Nam. 

Sau cuộc họp giữa chính phủ và liên bộ cuối tháng 8 vừa qua, cục hàng không dân dụng, các hãng bay đang tích cực chuẩn bị cho việc tăng tần suất chuyến bay thương mại giữa hai nước. Theo phương án khôi phục lại đường bay quốc tế được Cục Hàng không Việt Nam gửi lên Bộ GTVT, 6 đường bay quốc tế được đề xuất mở lại từ 15.9. Với Nhật Bản, Cục đề xuất nối lại đường bay Hà Nội – Tokyo và TP.HCM – Tokyo với với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Vietnam Airlines/Pacific Airlines phối hợp khai thác linh hoạt đường bay Hà Nội – Tokyo bằng máy bay B787 (343 ghế) vào ngày thứ 3 hàng tuần. Vietjet Air khai thác đường bay TP.HCM – Tokyo bằng máy bay A321 (240 ghế) vào ngày thứ 3 hàng tuần. Số lượng cách ly tối đa tại Hà Nội và TP.HCM là 560 khách/tuần.

#ATK