Tín ngưỡng tôn giáo của người Nhật Bản và những điều kiêng kị

“Người Nhật Bản không thích màu tím, họ cho rằng màu tím mang màu sắc đau thương, họ kiêng kị nhất là màu xanh lá cây, vì họ cho rằng màu xanh lá cây là màu không may mắn.”

Người Nhật Bản đa phần có tín ngưỡng Phật giáo và Thần đạo. Người Nhật Bản không thích màu tím, họ cho rằng màu tím mang màu sắc đau thương, họ kiêng kị nhất là màu xanh lá cây, vì họ cho rằng màu xanh lá cây là màu không may mắn.
 
Người Nhật Bản còn kiêng kị 3 người cùng chụp chung ảnh, họ cho rằng người đứng ở giữa sẽ bị 2 người bên trái và bên phải kẹp lấy, đây là điềm không may. Họ còn kiêng kị hoa sen, cho rằng hoa sen là hoa tang tóc. Khi đi thăm người bệnh, họ kiêng kị tặng hoa sơn trà, hoa có màu vàng nhạt và hoa màu trắng.
 
Người Nhật Bản không muốn nhận quà và vật có hình hoa cúc do người khác tặng, vì hoa cúc là biểu tượng của gia tộc hoàng thất. Người Nhật Bản yêu thích các loại hình như cây tùng, cây trúc, hoa mai, con vịt, con rùa, v.v.
 
Nói đến Nhật Bản là nói đến một quốc gia đa tôn giáo. Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử Nhật Bản ta luôn thấy sự hiện diện của nhiều tôn giáo, chủ yếu là ba tôn giáo sau: Thần đạo(đạo Shinto), Phật giáo và Thiên chúa giáo. Cho đến nay, ảnh hưởng của ba tôn giáo này đã để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hoá của người Nhật. Vậy chúng ta hãy quay trở về những chặng đường đầu của lịch sử Nhật Bản để tìm hiểu xem ba tôn giáo này bắt nguồn từ đâu và ảnh hưởng của nó như thế nào đối với người Nhật.
 
1.Thời đại Nara:
 
Tín ngưỡng bản địa của Nhật Bản là Thần đạo, chủ yếu thờ cúng các lực lượng siêu nhiên vô hình, được gọi là Kami (thần thánh), chẳng hạn như mặt trăng, mặt trời, cỏ cây sông núi. Sau này, dưới sự bảo trợ của giai cấp thống trị, nó trở thành tôn giáo có thiết chế, có tổ chức và được nâng lên thành tôn giáo chính thống gọi là Shinto (Thần đạo). Đặc điểm của Thần đạo là các đền thờ được xây dựng và trang hoàng đơn giản khác hẳn với các ngôi chùa lớn của đạo Phật.
 
Thế kỉ VI đánh dấu cho sự du nhập văn hoá Trung Hoa chính thức vào Nhật Bản, mở đầu là Phật giáo và Hán học. Tầng lớp tu sĩ, tăng lữ là những người đi tiên phong trong việc tiếp thu các tri thức mới học được của Trung Hoa mang về cho đất nứớc. Đặc biệt Thái tử nhiếp chính Shotoku với”Hiến Pháp 17 điều” mà ông đề ra đã khiến cho Phật giáo phát triển rộng rãi ở Nhật Bản. Người Nhật đến với Phật giáo với nguyện vọng đơn giản muốn thoả mãn lợi ích vật chất. Vì vậy, sức hấp dẫn của đạo Phật cũng chính là vẻ đẹp tráng lệ của các ngôi chùa, với những buổi lễ trang trọng. Tuy nhiên ở thời kì này, người ta chỉ coi những lời cúng bái như là sự phù phép chứ chưa có tác động gì đến tinh thần. Khi hiểu biết hơn, người Nhật đã có sự thay đồi trong cách nghĩ. Ban đầu họ coi trọng các yếu tố tinh thần của Phật giáo, đặc biệt là trong tình cảm đối với gia đình. Đến cuối thế kỉ VI, đạo Phật đã trở thành quốc giáo. Các nghi lễ Phật giáo trở thành một bộ phận quan trọng của nghi lễ triều đình. Nhiều chùa chiền được xây dựng theo lệnh của nhà nước. Ngay bản thân tầng lớp quí tộc cũng cho xây dựng điện thờ Phật trong dinh của họ. Việc sao chép kinh Phật trở nên thịnh hành. V× thÕ mçi ng«i chïa hay s¬n m«n ë tỉnh là một hạt nhân văn hoá. Từ đó có thể nói rằng, đạo Phật vừa là động cơ thúc đẩy nền văn hoá, vừa là công cụ để củng cố quyền lực của giai cấp thống trị đương thời.
 
Cuối thời Nara, do có sự hiểu biết hơn về Phật giáo các sư sãi đã chuyển từ việc học các nguyên lý đại cương của đạo Phật sang việc tìm hiểu sâu hơn những cái hay của tôn giáo mới này. Sau đó dần dần các giáo phái khác nhau xuất hiện, trong đó nổi bật là sáu phái: phái Tam luận (Sanron), phái Thành thực (Joritsu), phái Pháp tưởng (Hosso), phái Duy thực(Yushiki), phái Luật (Ritsu) và phái Hoa Nghiêm (Regon). Nhìn chung, cả sáu giáo phái này có chung một mục đích và không chống đối nhau.
 
Ngay ở thời kì đầu, Phật giáo đã có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống của người Nhật. Phật giáo không những kích thích việc học hành, nâng cao sự cảm thụ nghệ thuật cho dân tộc Nhật Bản mà còn thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển như ngành thủ công mỹ nghệ, xây dựng nhà cửa, làm thêm đường xá…Tuy nhiên, Phật giáo cũng để lại ảnh hưởng tiêu cực đối với đất nước. Do triều đình ban cho giới tu hành và giới quí tộc nhiều đặc quyền đặc lợi nên quyền lực của triều đình bị đe doạ.
 
Dù có mặt tích cực và tiêu cực nhưng Phật giáo vẫn là động cơ thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn hoá dân tộc, đồng thời Phật giáo đã thổi một luồng gió mới vào nước Nhật, làm cho tôn giáo này trở thành hệ thống tín ngưỡng có sức thuyết phục nhất định và mang đến cho Nhật Bản nhiều yếu tố mới lạ mà tín ngưỡng cổ truyền chưa thể có được.
 
Cùng với Phật giáo, Nhật Bản thời Nara còn tiếp nhận một tôn giáo khác, đó là Khổng giáo. Đây là hệ thống lý luận, chuẩn mực đạo đức chính thống về văn hoá và chính trị của Trung Hoa. Nó được truyền bá vào Nhật Bản qua nhiều con đường mà mở đầu là con đường Triều Tiên. Những qui tắc và tư tưởng của đạo Khổng trong “Hiến Pháp 17 điều” của Thái tử Shotoku đã chứng tỏ được sức ảnh hưởng của Khổng giáo đối với nhà nước Nhật Bản. Khổng giáo tác động lên khá nhiều mặt trong đời sống của người Nhật, đặc biệt là mặt đạo đức. Nhiều điều răn dạy của Khổng giáo đã được ghi chép tập hợp lại thành sách, trong đó “Hiếu kinh” được cho là cuốn sách không thể thiếu trong chương trình học của mỗi trường.
 
Tuy nhiên, với người Nhật đạo Khổng còn nặng về lý thuyết nhiều hơn thực tế và người Nhật chỉ sử dụng những ngôn từ mượn từ đạo Khổng để duy trì luân lý đạo đức và đề cao trung hiếu.
 
2.Thời đại Heian:
 
Để tránh ảnh hưởng quá sâu của tôn giáo, Hoàng đế Kamu khi lên ngôi đã quyết định rời đô về Heian.Tuy nhiên, ở thời kỳ này, triều đình vẫn giữ thái độ hoà bình với đạo Phật. Nghi lễ của đạo này vẫn được tôn trọng trong đời sống xã hội.Vì vậy Phật giáo vẫn được coi là quốc giáo. Bên cạnh đó, Phật giáo thời Heian đã có sự thay đổi lớn, từ một hệ thống tôn giáo được tầng lớp trên ủng hộ vì mục đích riêng, nay đã trở thành một tôn giáo thực sự hấp dẫn đối với công chúng.
 
Hai giáo phái lớn phổ biến là Tendai (Thiên đài) và Singon (Chân ngôn) do hai nhà tu hành nổi tiếng Saicho và Kukai đứng đầu.Tendai là một trường phái chính thống trong đạo Phật ở Nhật Bản, có liên quan đến trường phái Phật giáo ở Trung Hoa nhưng mang màu sắc Nhật Bản. Đạo Tendai được xây dựng trên cơ sở học thuyết siêu hình kết hợp với các trường phái Phật giáo Nara trước đây. Nó là sự kết hợp của những trường phái thiên về cách tu hành khổ hạnh. Còn đạo Singon toát lên những tư tưởng cao quí mang tính huyền ảo, giàu tính tượng trưng hơn thể hiện.
 
Có thể nói hai đạo này đánh dấu những mốc lớn trong lịch sử tư tưởng Nhật Bản và những bài viết của hai hoà thượng Saicho và Kukai được coi là đã đặt nền móng cho một tư duy có hệ thống.
 
Về tổng thể, đạo Phật ở Nhật Bản thế kỉ IX, X chưa thật thịnh hành trên cả nước .Trong khi giới quí tộc hướng về đạo Phật thì đông đảo người dân, mặc dù vẫn đi lễ Phật nhưng tâm hồn lại dành cho các vị thần dân tộc với tín ngưỡng cổ truyền là Thần đạo.
 
Ngoài đạo Phật, thời Heian, với nền tảng được xây dựng từ thời Nara, đạo Khổng được người dân khá coi trọng và trở thành môn học hàng đầu trong chương trình giảng dạy đại học.Việc nghiên cứu đạo Khổng ngày càng được chuyên môn hoá. Tuy nhiên, do đạo Khổng mang tính chất triêt lí nên người Nhật chỉ quan tâm đến  mặt chính trị, lịch sử của đạo Khổng và những châm ngôn được dùng trong việc cai trị.
 
Mặc dù nhận thức của con người đã tiến bộ hơn nhưng nói chung xã hội Heian và cả tầng lớp quí tộc vẫn tin vào các lực lượng siêu nhiên. Niềm tin này được lý giải bằng thuyết âm dương, bằng khía cạnh huyền bí của đạo Phật nên nó vẫn tồn tại lâu dài. Hơn nữa, ý thức hệ của con người thời đại Heian bị chi phối bởi trào lưu tư tưởng, kể cả mặt siêu nhiên và siêu hình của đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật và Thần đạo kết hợp với nó, những phép bói toán, xem sao, xem hướng đất… rất được phổ biến.
 
3.Thời đại Kamakura:
 
Ở thời đại này, người ta chú trọng đến việc phục hồi và cải tổ Phật giáo để Phật giáo mang tính bình dân. Trước đây, Phật giáo chỉ dành riêng cho tầng lớp trên trong xã hội và chưa được truyền bá rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Hơn nữa, những sai lạc thiếu nghiêm minh trong Phật pháp được coi là những nguyên nhân gây nên sự suy sụp về tinh thần trong xã hội. Sau này, Phật giáo được phổ biến rộng rãi, mang tính dân tộc và màu sắc Nhật Bản. Điều này được thể hiện rõ nét trong cách nhìn nhận đối với Phật giáo chính thống thời Fujwara. Có 3 trường phái khác nhau:
 
– Phái chủ trương phục hồi các giáo phái ở Nara, nhất là Kegon( Luật tông) và Ritsu (Nghiêm tông)
 
– Phái chủ truơng tách khỏi giáo phái Heian, lập các giáo phái mới, đó là Jodo, Shin và Nichiren.
 
– Phái Zen phát triển rộng rãi trong quá trình giao lưu với Trung Hoa đời nhà Tống.
 
Nhóm chủ trương phục hồi giáo phái cổ Nara đặc biệt đề cao Luật tông và Nghiêm tông nhằm mục đích chấn chỉnh lại kỉ cương Phật giáo.Tuy nhiên, giáo phái này không thu được kết quả để kéo chúng trở lại dòng chính của tôn giáo, ngoại trừ việc trùng tu lai tu viện Todaiji bị thiêu huỷ năm 1180.
 
Sự phát triển của giáo phái Zen là một hiện tựơng “có một không hai” trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản. Nó có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, ảnh hưởng đến tư duy, nếp nghĩ của người Nhật, đến nghệ thuật và văn hoá Nhật Bản. Giáo phái này cho rằng sự giác ngộ chỉ có được bằng nhận thức trực giác và tư tưởng này đã rất phổ biến ở nhiều giáo phái từ thời kì Nara như thiên Đài và Chân Ngôn.
 
Ngoài hai giáo phái chính nói trên, có một giáo phái khác cũng của đạo Phật được tầng lớp võ sĩ Nhật Bản rất coi trọng, đó là phái Thiền Tông do các nhà sư du học ở Trung Hoa mang về vào thế kỉXII. Các tu sĩ phái Thiền Tông đóng vai trò chủ đạo trong lịch sử phát triển các hình thức nghệ thuật của Nhật như kịch No, kiến trúc và hội hoạ. Ngoài ra, còn có ba ngành nghệ thuật mà sau này trở thành nét đặc trưng cho văn hoá Nhật Bản, đó là nghệ thuật vườn cảnh (Bonsai), nghệ thuật cắm hoa (Ikebana)và nghệ thuật trà đạo.
 
Mặc dù từ thế kỉ thứ VII, đạo Khổng và đạo Phật đã du nhập vào nước Nhật nhưng chúng vẫn không lấn áp được tính dân tộc và tín ngưỡng truyền thống của người Nhật. Ở thời đại Kamakura, Thần đạo được coi là chính thống và sự phát triển lí luận Thần giáo cũng bắt đầu từ đây.
 
Sự hỗn hợp tư tưởng Thần đạo và Phật giáo được hoàn thành vào thế kỉ thứ XII, do hai trường phái Thần đạo Tendai và Shingon đại diện. Chủ trương của hai tông phái này là: Mọi sự vật trong vũ trụ đều là sự thể hiện Phật Thích Ca và bày ra rất nhiều nghi lễ Phật giáo trong Thần đạo.Vì vậy những đền thờ Thần đạo chịu ảnh hưởng của Phật giáo chiếm hơn một nửa.Vào thế kỉ VIII, những lí luận như lý thuyết Thần đạo-Phật giáo, Hỗn hợp( Konton) hay Tiểu khí (Kizen)…đã đựợc tập hợp thành luận thuyết Honji Suijaku-một tác phẩm nói về nền tảng của vũ trụ, của đức Phật  và của sự tồn tại.
 
Nói chung, đạo Shinto đề cao vai trò của các vị Hoàng Đế trong hệ thống cai trị nước Nhật.Và Thần đạo là một trong những công cụ của người cầm quyền binh trong nước.
 
4. Thời đại Muromachi.
 
Mặc dù thời đại Muromachi là thời đại đầy rối ren, hỗn loạn nhưng cũng là một thời kì phát triển mạnh mẽ của tôn giáo.
 
Có thể nói Phật giáo Thiền có ảnh hưởng lớn trong các tổ chức tôn giáo đương thời. Khác với các giáo phái đương thời, Thiền tông thường đứng ngoài các cuộc tranh chấp tôn giáo. Các nhà tu hành Thiền là những người có học vấn uyên thâm, tài giỏi và được các lãnh chúa phong kiến coi trọng. Giới lãnh đạo phong kiến thường tham khảo ý kiến của họ về học vấn, về năng khiếu thẩm mỹ và cả các chính sách cai trị nước. Các Thiền sư sử dụng việc truyền giáo nhằm giữ ổn định tình hình xã hội. Thông qua Thiền đạo, giới lãnh đạo Nhật đã tiếp cận được nhiều tác phẩm cổ điển của Trung Hoa và các tu sĩ Thiền tông có mối quan hệ mật thiết với Trung Hoa.
 
Hiệu quả hàng đầu của việc học tập được đẩy mạnh, đặc biệt là học vấn của phái Bugaku ở Kamakura và Kyoto. Các tu viện là nơi tâp trung sức mạnh của đạo Phật và giới tăng lữ thời kì này.
 
Lúc này giáo phái Thiền có những cơ sở lớn ở Kamakura và Kyoto.Ở Kamakura có 5 tu viện và 10 điện, đứng đầu là Kenjochi được xây dựng dưới thời Hojo. Ở Kyoto cũng có một số lượng tương đương, đứng đầu là các Tenryuj.
 
Tuy đạo Thiền phát triển và được coi trọng nhưng tín ngưỡng bản địa đạo Shinto vẫn tồn tại và lúc này Thần Phật kết hợp với nhau.
 
5. Thời đại Azuchi-Momoyama:
 
Phật giáo thời kì này có ảnh hưởng rộng lớn, có thế lực trong xã hội và có sức mạnh quân sự ở Nhật Bản, nhưng nó vẫn chưa đủ sức để thu phục các lãnh chúa phong kiến, kể cả triều đình và các tướng quân.
 
Trong quá trình phát triển, đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Phái Thiền tông đã thành công trong việc phát triển và mở rộng các hình thức nghệ thuật và văn hoá. Tuy nhiên các giáo phái khác như Tendai (Thiên đài)…lại là nguyên nhân gây ra những bất ổn xã hội hoặc quá lạm dụng đặc quyền của mình. Nhưng sau này dưới thời Tokugawa, đạo Phật bị hội đồng Tướng quân giám sát chặt chẽ. Việc thờ cúng vẫn được duy trì nhưng quyền lực của đạo Phật không còn mạnh như trước. Thời kì đen tối của đạo Phật bắt đầu từ thời Minh Trị khi nhà nước phục hồi lại đạo Shinto. Sau này, đạo Phật dần dần lấy lại được lòng tin của người dân và trở thành tôn giáo chính thống.
 
Cơ đốc giáo giai đoạn đầu được truyền bá vào Nhật Bản do các tu sĩ dong Ten. Phần lớn những nhà truyền giáo này là người Tây Ban Nha. Ở thời gian đầu, do Cơ đốc giáo chưa có biểu hiện gì gây mất ổn định lớn trong xã hội nên việc truyền đạo dường như rất trôi chảy, dễ hoà nhập với văn hoá Nhật Bản.
 
Trong vòng vài năm tiếp theo, nhờ có chỗ dựa mạnh mẽ vào các lãnh chúa phong kiến, vị thế của các nhà truyền giáo được nâng lên, họ có thể trực tiếp tham gia vào các sự kiện chính trị tại Nhật Bản đương thời.
 
Mặc dù Cơ đốc giáo trên thực tế không để lại những ảnh hưởng to lớn đối với xã hội Nhật Bản nhưng điều mà người Nhật thực sự quan tâm là những thành tựu khoa học và lợi ích vật chất của văn hoá phương Tây.
 
Đến thời Hedeyoshi, lúc đầu ông rất thân thiện với các nhà truyền giáo nhưng xuất phát từ tính chất chính trị, năm 1587, Hedeyoshi đã thay đổi thái độ và ra lệnh đuổi hết các nhà truyền giáo ra khỏi Nhật Bản. Tuy nhiên chỉ thị này vẫn chưa có tác động tích cực, các nhà truyền giáo vẫn âm thầm hoạt động. Hideyoshi nhận ra rằng Cơ đốc giáo chính là mối nguy cơ chính trị và các nhà truyền giáo là những người mở đường cho sự xâm lấn đất nước nên ông đã có những biện pháp cứng rắn.
 
Sau thời Hideyoshi, đến thời Ieyasu, lúc đầu ông cũng có thái độ khoan dung với các nhà truyền giáo nhưng khi nhận ra mục đích truyền giáo mang tính chất chính trị nên đến năm 1962, ông chính thức quyết định cấm Cơ đốc giáo, triệt phá một số nhà thờ và áp dụng những biện pháp đối với dân đạo, giới quân sự, đặc biệt đối với quân nhân cao cấp. Tuy nhiên, ông vẫn chưa tước quyền tự do tín ngưỡng của những người thuộc tầng lớp khác.
 
Những cuộc khủng bố đạo bắt đầu xảy ra, hàng ngàn người bị hành quyết, nhiều người phải bỏ đạo vì bị tra tấn. Nhiều nhà truyền giáo bị quản thúc tại nhà cho tới lúc chết và có nhiều người tử vì đạo ở Kyoto và Nagasaki.
 
6. Thời đại Edo:
 
Vào thời Edo, đạo Khổng ( chủ yếu là Tống Nho) được chính quyền Mạc Phủ chọn làm hệ tư tưởng chính thống của đất nước. Tống Nho ( học thuyết Chi Hi ) được truyền bá vào Nhật Bản từ thế kỉ XIV, nay ngày càng được củng cố và luôn đề cao hai chữ “Trung-Hiếu”-đây là điều cần thiết hàng đầu để bảo vệ chế độ phong kiến.
 
Đền thờ Khổng Tử được xây dựng ở nhiều nơi. Ví dụ như ở Nagoya Ueno(1632) do Yoshinao, ở Mito do Mitsukuni, ở Hozuna do Aizu xây dựng…Riêng ở Ueno, đền thờ Khổng Tử là nơi tổ chức các nghi lễ đạo Khổng. Vào những buổi lễ hội theo mùa, người ta tế đức Khổng Tử như tế các vị thần Nhật Bản xa xưa. Năm 1690, thánh đường thờ Khổng Tử được dời về Yushima. Nơi đây người ta đã xây dựng một khu thánh đường lớn và khu đào tạo người tài cho đất nước theo đạo đức Khổng giáo. Từ đó, Yushima trở thành trung tâm lễ hội kỉ niệm Khổng Tử của cả nước.
 
Mặc dù chính quyền Mạc Phủ đề cao đạo đức Khổng giáo nhưng trong tâm linh người Nhật, Thần đạo không bao giờ mất đi. Người Nhật luôn ý thức rằng họ là con cháu các vị thần thánh và các vị thần linh luôn được thờ cúng rộng rãi trên khắp nước Nhật. Với tâm niệm rằng các vị thần linh Kami luôn bảo trợ cho họ nên hàng năm, người Nhật tổ chức các lễ hội truyền thốngvà thu hút nhiều người dân khắp nơi về thờ cúng, đặc biệt là ở đền Isejingu, nơi thờ tổ tiên Thiên Hoàng xứ Mặt Trời Mọc (Amaterasu).
 
Mặc dù, nghiên cứu Tống Nho nhưng một số học giả lại tìm hiểu cội nguồn Nhật Bản và từ đó, trào lưu phục hưng Thần đạo ra đời. Nhìn chung, các học giả luôn cố gắng tìm điểm tương đồng giữa đạo Khổng và Thần đạo; hay nói cách khác, người Nhật tiếp thu đạo Khổng một cách có chọn lọc và họ chỉ đề cao những điểm phù hợp với truyền thống dân tộc của họ.
 
Đạo Khổng được chú trọng như vậy không có nghĩa là đạo Phật bị lãng quên. So với đạo Khổng, đạo Phật không có ưu thế bằng nhưng đạo Phật vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Giờ đây,  người Nhật không những đi theo đạo Phật mà còn tìm cách kết hợp Tống nho với Thiền, chủ yếu là tầng lớp võ sĩ. Mặc dù võ sĩ Samurai thời Eido không còn được đề cao như thời Chiến quốc nhưng họ vẫn luôn muốn thể hiện được tầm vóc của giai cấp mình. Qua việc nghiên cứu, học tập những tư tưởng trong Thiền, họ đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong kỷ kuật, tính tự chủ, danh dự, đạo lý về danh dự. Trong khi tọa Thiền, người võ sĩ trau dồi thêm đạo đức Khổng giáo với các đức tính: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nhờ đó, các võ sĩ đạo đã tạo được nền tảng cho riêng mình. Chính các võ sĩ Samurai và các nghệ sĩ Thiền đạo đã có những đóng góp không nhỏ góp phần hoàn thiện thêm nền văn hoá Nhật Bản như các môn võ nghệ: kiếm thuật( Kẹnjutsu), Cung thuật( Kyujutsu) hay các môn nghệ thuật khác: Kịch No, Trà đạo,…Có thể nói rằng dưới thời Tokugawa, Phật giáo được chấn hưng nhiều hơn thời kì Momoyama. Và chính sự hoà nhập tổng hợp giữa truyền thống Thần đạo với Phật giáo và Nho giáo đã trở thành nền tảng thẩm mỹ trong văn hoá truyền thống Nhật Bản.
 
Cùng với một số tín ngưỡng dân gian, người Nhật luôn coi trọng Đạo giáo. Người Nhật vốn ưa sống sạch sẽ, thanh tịnh, gần gũi với thiên nhiên, sống hoà mình với thiên nhiên. Hơn nữa, trong nhà người Nhật luôn có bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Chính những điều này đã trở thành nét đẹp truyền thống của văn hoá Nhật Bản.
 
Đạo Cơ đốc giáo được truyền bá vào Nhật Bản từ cuối những năm 40 của thế kỉ XVI. Ban đầu, nó được người Nhật tiếp thu một cách nhiệt tình với động cơ thực dụng của các lãnh chúa muốn kiếm lời qua ngoại thương. Nhưng rồi khi nhận thấy nguy cơ xâm lược từ phương Tây tiềm ẩn thì lập tức các lệnh cấm đạo được đưa ra. Đằng sau các lệnh cấm đạo và sự đàn áp Công giáo chính là chính sách tự vệ chứ không phải nhằm chống lại bản thân Thiên chúa giáo, không phải mang tính chất tôn giáo.
 
7. Thời đại Minh Trị
 
Ở giai đoạn này, Nhật Hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách đất nước theo hướng hiện đại hóa cho giống với hình mẫu các nước phương Tây. Khi đó, ông nhận ra mỗi cường quốc đều có quốc giáo và mỗi người dân đặt niềm tin rất lớn vào đạo Shinto. Bởi vậy, năm 1870 ông ra quyết định tách đạo Shinto ra khỏi đạo Phật, tuyên bố Shinto là quốc giáo và thống nhất tổ chức.
 
Với mục đích làm trong sạch Thần đạo Nhật Bản, tránh không cho nó chịu ảnh hưởng bởi những tín ngưỡng nước ngoài, một đạo luât được thông qua để huỷ bỏ tất cả những điện thờ và các giáo phái của đạo Phật có sự pha trộn của đạo Shinto. Kết quả là nhiều đền thờ của đạo Phật bị biến thành điện thờ Shinto, những bức tượng Phật bị nấu chảy, các sư sãi bị bắt quay trở lại đời sống trần thế. Bằng cách đó, những giáo phái có sự pha trộn của đạo Phật và đạo Shinto đều trở thành giáo phái của đạo Shinto nhà nước. Những nghi thức và tổ chức của đạo này được duy trì để tạo ra tư tưởng quốc gia , phù hợp với khẩu hiệu “Saisei ichi” nghĩa là sự thống nhất giữa tôn giáo và nhà nước là một. Đồng thời, tăng lữ của đạo Shinto trở thành công cụ của nhà nước.
 
Điện thờ Ise ở Amaterasu và điện thờ Yasukuni được coi là những nơi vô cùng quan trọng. Với qui định trong Hiến pháp- tự do tín ngưỡng và lấy lí do đạo Shinto không phải là tôn giáo nên việc thờ cúng ở những điện thờ này là bắt buộc. Đến năm 1945 khi nước Nhật bị bại trận, đạo Shinto không còn được coi là quốc giáo.
 
Cuối thế kỉ XIX được coi là thời kì đen tối của đạo Phật. Nhiều đền chùa bị phá huỷ, mất mát nhiều đất đai, thay vào đó, đạo Shinto trở thành quốc đạo. Sau này, đạo Phật dần dần trở lại chiếm được niềm tin của người dân Nhật Bản và sự chung sống trước đây của hai đạo đã xuất hiện. Lúc này, nhiều môn phái mới xuất hiện, trong khi những môn phái cũ vẫn được duy trì và nguồn tài chính của đa số các ngôi đền luôn luôn được đảm bảo.
 
Sự thịnh vượng và phát trỉển của Phật giáo được phản ánh trong việc phục hồi tu bổ đền chùa. Ở Nhật, số chùa thờ Phật lên đến hơn 10.000 chùa với 89.900.000 tín đồ. Cũng có rất nhiều người vừa tu hành( tại gia ), vừa hoạt động chính trị, binh nghiệp, kinh doanh…
 
Những năm sau cải cách( 1868), đạo Phật tạm thời bị mất uy tín. Nhưng khi người Nhật mở cửa du nhập những yếu tố của các nền văn hoá, văn minh trong khu vực và trên thế giới thì những đòi hỏi về đạo đức của đạo Khổng được coi là những yếu tố quan trọng trong hệ tư tưởng Hoàng đế( Tennosei). Người Nhật luôn cố gắng gắn sự cai trị của Hoàng đế với giá trị đạo đức của đạo Khổng, đặc biệt là lòng chung thành và sự hiếu thảo. Ngoài ra, người Nhật còn tiếp thu kiến giải tư tưởng của đạo Khổng theo cách riêng của mình, cải biến cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Nhật Bản. Việc cải biến được thực hiện dựa trên năm đặc điểm sau: sự chung thành, tính lễ nghi, lòng quả cảm, sự công minh, tính cần kiệm và tính “hoà”-“hiếu”.
 
Sang thế kỉ XX, các tổ chức Khổng giáo phát triển vô cùng mạnh mẽ. Người ta đã khôi phục lại các nghi lễ của đạo Khổng và áp dụng những giá trị đạo đức của đạo Khổng một cách có ý thức nhằm thúc đẩy mối liên kết thống nhất hài hoà trong xã hội và để chống lại chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc từ phương Tây.
 
Đến những năm 1930- 1940 do nhận thấy sức ảnh hưởng lớn của đạo Khổng đối với người dân Nhật Bản, đạo Khổng đã bị lợi dụng như một thứ công cụ để xâm lược lục địa Nhật Bản.
 
Ngoài những tôn giáo truyền thống như đạo Shinto, đạo Phật, đạo Khổng được khôi phục và phát triển trở lại, ở Nhật Bản thời Minh Trị còn có những tín ngưỡng mới được hình thành. Chúng vẫn mang đặc điểm của tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ Thánh chữa bệnh, thờ Thánh pháp thuật. Tuy nhiên, điểm mới của những tín ngưỡng này thể hiện trong nhiều hình thái tín ngưỡng khác nhau và sự kết hợp khả năng giải quyết vướng mắc của con người với chiều hướng thế giới quan của nhân loại.
 
Nước Nhật thời Minh Trị mở cửa tiếp thu có chọn lọc văn hoá nước ngoài nên luôn đứng trước sức ép ngoại giao của các nước phương Tây. Thiên chúa giáo thời kì này có quan hệ với đạo Tin lành và đóng vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục và tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Nhật Bản. Đến năm 1880, Thiên chúa giáo có sự khởi sắc nhưng đến năm 1890 những hoạt động của Thiên chúa giáo có vẻ lắng xuống do tinh thần dân tộc nổi lên.
 
Đạo Cơ đốc giáo thời kì này hoạt động rất hạn chế do những khó khăn về tài chính và tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Tuy nhiên, đạo Cơ đốc giáo vẫn hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, xã hội và có quan hệ mật thiếtvới các trường học, bệnh viện và các tổ chức phúc lợi khác.
 
8. Giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay:
 
Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo. Người ta thờ cúng các anh hùng, các thủ lĩnh xuất chúng của cộng đồng qua nhiều thế hệ, thờ cúng tổ tiên các vật linh thiêng trong thiên nhiên như mặt trời, mặt trăng…Sau cải cách Minh Trị, đặc biệt trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Thần đạo trở thành quốc giáo. Nhưng sau Chiến tranh, Thần đạo không còn được hưởng bất kì một đặc quyền nào nữa mặc dù nghi thức của nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Nhật Bản. Ngày nay, Thần đạo tồn tại song song và đôi khi hoà quyện với đạo Phật trong ý thức quần chúng. Trong khi Phật giáo hay đề cập đến kiếp sau thì Thần đạo lại nhắc nhở người ta hướng tới cuộc sống hiện tại. Đa số người Nhật kết hôn theo nghi thức Thần đạo nhung lại chôn cất theo nghi lễ đạo Phật.
 
Đạo Phật ở Nhật Bản hoàn toàn khác so với các dạng thường gặp ở Đông Nam Á. Hơn 100 giáo phái khác nhau của đạo Phật đều thuộc về hoặc có nguồn gốc từ một trong những giáo phái lớn được du nhập vào và phát triển tại Nhật Bản lúc ban đầu như: Jodo, Jodo Shin, Nichiren Singon, Tendai và Zen. Năm 1947, Hội nghị Hoà bình liên tôn giáo họp ở Hiroshima, chỉ trích những thái độ tiêu cực trong chiến tranh và nguyện hành động vì hoà bình. Những giáo phái Phật cổ truyền gia nhập Liên đoàn Phật giáo thế giới (1963). Nói chung, các tôn giáo truyền thống của Nhật Bản không muốn có lập trường kiên định mà đi theo một đường lối hoà bình chủ nghĩa chung chung, tránh gợi lên đấu tranh giai cấp, cố gắng duy trì hoà bình và sự nhất trí cộng đồng kiểu làng xã mở rộng ra cho cả quốc gia.
 
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một vài trào lưu tôn giáo mới có đà phát triển trên cơ sở Thần đạo, số khác dựa trên đạo Phật và một số khác nữa dựa trên cơ sở pha trộn các tôn giáo.
 
Năm 1549, đạo Cơ đốc giáo du nhập vào Nhật Bản. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nhà truyền đạo ngoại quốc quay trở lại Nhật Bản hoạt động. Lúc này, do nhiều người dân mất lòng tin vào nước Nhật và tin tưởng vào nước Mĩ nên đạo Cơ đốc giáo đã gây được sự chú ý. Hiến pháp sau chiến tranh đảm bảo tự do tín ngưỡng và đã tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Các nhóm Cơ đốc giáo tích cực hoạt động cho phong trào hoà bình. Những Lễ giáng sinh, đám cưới theo kiểu Thiên chúa giáo trở thành một bộ phận của văn hoá đại chúng và hình ảnh của Cơ đốc giáo đã trở nên thân thiện hơn với mỗi người dân Nhật Bản. Hiện nay, trong số tín đồ Cơ đốc giáo ở Nhật Bản, số tín đồ Tin lành đông hơn (981000) số tín đồ Thiên chúa (457000). Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện đạo Cơ đốc giáo chiếm chưa tới 1% dân số. Từ đó có thể thấy rằng, đạo Cơ đốc có ảnh hưởng nhưng chỉ là ảnh hưởng rất nhỏ trên đất nước Nhật Bản.
 
Ngoài những tín ngưỡng truyền thống, từ năm 1945 trở lại đây, ở Nhật Bản xuất hiện rất nhiều tín ngưỡng mới hay những tổ chức tôn giáo mới.Về học thuyết, chúng là sự hỗn dung của đạo Phật, đạo Kito, đạo Shinto và các tín ngưỡng hoàn toàn mới. Hiện nay, số lượng tín ngưỡng mới đã lên đến hơn 3000 với khoảng 30- 40 triệu tín đồ. Nhật Bản có khoảng 15 tín ngưỡng lớn và có thế lực. Mỗi tín ngưỡng lớn có trên 3 triệu tín đồ, những tín ngưỡng nhỏ có số lượng tín đồ ít hơn. Tín ngưỡng lớn có mạng lưới đền chùa trên khắp nước Nhật và thu phục được nhiều tín đồ trên thế giới. Các tín ngưỡng mới này đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết khó khăn của nữ giới và đề ra một số biện pháp sử dụng tài năng sức lực của nữ giới.
 
Hiện nay, hai tín ngưỡng mạnh nhất đều bắt nguồn từ tông phái Phật Liên Hoa của Nichiren, đó là Risokosekai và Sokagakkai. Tín ngưỡng Risokoseikai( có hơn 5 triệu tín đồ) pha trộn kinh Liên Hoa và một số tín ngưỡng dân gian. Các tín đồ của giáo phái này tích cực tham gia các phong trào hoà bình, liên tôn, chống lại Thần đạo quốc giáo hoá…nhưng hệ tư tưởng lại mang tính bảo thủ. Tín ngưỡng Sokagakkai có hơn 16 triệu tín đồ, ban đầu đi vào cải cách giáo dục,đề ra chủ trương sáng tạo những giá trị tinh thần và sống theo Phật dạy. Năm 1964, phái này lập ra chính đảng Komeito nhưng đến năm 1970 lại tự tách ra.
 
Tín ngưỡng Reiyukai khi mới ra đời gồm những người nghèo khổ, những người dân quê mới di cư lên Tokyo. Mặc dù từ sau năm 1945 tín ngưỡng này tăng thêm tín đồ từ các giáo phái khác nhưng những tín đồ cũ vẫn tin vào giáo lý của mình và hoạt động như cũ, đặc biệt tăng cường thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng Omotokyo do một phụ nữ lập ra từ trước năm 1945. Tư tưởng của giáo phái này là muốn đả phá chủ nghĩa tư bản ngoại lai, sự hiện đại hoá và chống lại quân phiệt. Do vậy, giáo phái này bị đàn áp nhưng sau chiến tranh xuất hiện trở lại. Năm 1948, họ tổ chức đấu tranh vì hòa bình ở Hiroshima và liên tục đấu tranh; đến năm 1962 họ quyết định đổi hướng. Tín ngưỡng Seichomole có hoài bão triết học hơn. Đó là mong muốn tìm chân lý bản ngã và tuyệt đối đề cao Nhật Hoàng. Tín ngưỡng này có khoảng 3,5 triệu tín đồ.
 
Tính chất chung của các tôn giáo truyền thống Nhật Bản vô cùng phức tạp. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, các tôn giáo ngoại lai đều thay đổi, biến dạng và bị Nhật hóa đi rất nhiều. Cả ba tôn giáo chính Phật giáo, Thần đạo, Cơ đốc giáo đều thể hiện được hệ thống tổng hợp giải thích về tự nhiên, con người, xã hội và lịch sử nói chung; là nơi gửi gắm tình cảm tôn giáo của người dân Nhật Bản. Trong Phật giáo có “ cuộc đời của Phật”, trong Cơ đốc giáo có Chúa, trong Thần đạo có “con đường của các vị thần”.
 
 
bản đồ nhật bản