Q1 : Theo bản hợp đồng của công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh và luật về tu nghiệp
sinh, có những điều khoản nào cho phép quản thúc sự tự do của TNS(tu nghiệp
sinh) hay không ?
Trả lời : Chính phủ Nhật Bản không cho phép quản thúc sự tự do của tu nghiệp
sinh và thực tập sinh. Hơn thế nữa, luật pháp Nhật luôn được ưu tiên hơn bản
hợp đồng với TNS. Hãy kiểm tra những điều dưới đây.
– Passport là vật sở hữu cá nhân và cá nhân đó phải giữ passport đó. Nếu
không được phép của chủ sở hữu passport thì cơ quan tiếp nhận TNS cũng
như công ty nơi TNS làm việc không được phép giữ passport với bất cứ lý
do nào, ngay cả với lý do “để tránh mất mát”. Ngay cả trong trường hợp có
giấy đồng ý của TNS cho phép giữ passport thì cũng bị xem là bất hợp pháp.
– Không cho phép giữ lại tiền của TNS từ tiền lương, tiền tu nghiệp, tiền làm
thêm với lý do “Góp tiền cho TNS” hoặc “Những khoản thu tiền quản lý”
không minh bạch.
– Những hành vi như : Quy định về giờ giấc đi ra ngoài, quyền sở hữu điện
thoại, quyền được tiếp xúc với các tổ chức nhân quyền, tổ chức lao động và
những người khác là những hành vi vi phạm nhân quyền và vi phạm pháp
luật.
– Những giấy tờ hợp đồng hoặc các giấy tờ đòi hỏi ký nhận đồng ý cần phải :
o Nhận được sự giải thích cụ thể, chính xác bằng ngôn ngữ của chính mình,
xác nhận lại nội dung
o Bản thân phải giữ lại bản sao
o Nếu có thắc mắc cần phải hỏi cơ quan quản lý lao động nước ngoài của
Nhật Bản
Q2 : Khi trở thành Thực tập sinh (Jitshusei), tiền lương bị trừ đi những khoản tiền
gì ?
Q3 : Tiền lương có thấp hơn so với người Nhật khác không ?
– Trả lời : Jitshusei được áp dụng Luật lao động của Nhật, được bảo đảm quyền
lợi như đối với người mang quốc tịch Nhật
-Thông thường, những khoản tiền bị khấu trừ từ tiền lương bao gồm : tiền thuế,
tiền bảo hiểm xã hội, tiền nhà và tiền điện nước, gas. Bạn hãy tự kiểm tra có
khoản nào bất hợp lý hay không ?・Thuế thu nhập ・Bảo hiểm sức khỏe ・Tiền bảo hiểm xã hội ・Bảo hiểm lao động ・Tiền nhà(tùy công ty) ・Tiền
điện nước gas (tùy công ty)
-Tiền lương của tu nghiệp sinh năm 1 là “tiền sinh hoạt phí thực tế” nên công
ty không thể trừ đi những khoản tiền quản lý với các lý do như “tiền nhà”,
“tiền gia cụ”,v.v…
-Theo Bộ Tư Pháp Nhật Bản, giữa Jitshusei và công ty tuyển dụng phải thực
hiện hợp đồng sao cho “Quyền lợi của Jitshusei và người Nhật trong cùng
công ty là như nhau”
Q4 : Mặc dù có đi làm thêm và làm vào ngày nghỉ nhưng không nhận được tiền
làm thêm. Phải làm thế nào ?
-Trả lời : Jitshusei có quyền đòi hỏi tiền làm thêm
– Một tuần ngoài 40 giờ làm chính thức, những giờ làm việc khác về nguyên tắc
là giờ làm thêm. Giờ làm thêm bình thường tiền lương tăng 25%, từ 10h đêm
đến 5h sáng (làm thêm ban đêm) tiền lương tăng 50%, làm việc vào ngày nghỉ
tiền lương tăng 35%
– Có thể đòi tiền làm thêm chưa được trả trong quá khứ. Khi đó, bạn cần phải có
Bảng lương, thẻ bấm giờ, lịch làm việc của công ty, và những ghi chép về
ngày làm việc của chính bạn để làm chứng.
– (Ví dụ) Công ty A bắt Kenshusei phải làm thêm 400 tiếng/năm nhưng không trả
tiền làm thêm. Kenshusei có tham gia nghiệp đoàn lao động của Nhật, và đã tiến
hành đòi quyền lợi với công ty tuyển dụng. Kết quả công ty A phải trả tiền cho
toàn bộ Kenshusei của nghiệp đoàn lao động đó. Lúc đó, bản ghi chép về lịch
làm việc được sử dụng là bằng chứng quan trọng.
– Trong thời gian là Kenshusei, theo luật cấm làm thêm nên bạn nên từ chối làm
thêm.
Q5 :Có bao nhiêu ngày nghỉ có lương trong năm.
-Trả lời : Jitshusei có quyền được hưởng ngày nghỉ có lương
-Sau khi trở thành Jitshusei, 6 tháng sau bạn sẽ được cấp 10 ngày nghỉ có
lương (trong 1 năm). 1 năm sau đó số ngày nghỉ sẽ tăng lên 11 ngày.
– Cơ quan tiếp nhận và công ty tuyển dụng không có quyền đơn phương quyết
định thời điểm nghỉ và cách nghỉ của người lao động.
Q6 :Nếu bị thương trong công việc, phải đi bệnh viện và nghỉ làm vài ngày, có bịtrừ lương hay không ?
Trả lời : Ngoài bảo hiểm tổng hợp dành cho Kenshusei và Jitshusei, Jitshusei
còn tham gia bảo hiểm tai nạn lao động
– Trong trường hợp bị tai nạn trong lao động, Jitshusei có quyền xin bảo hiểm lao
động, nếu được chấp nhận thì sẽ được cấp tiền bảo hiểm. Tiền được cấp bao
gồm : tiền viện phí, tiền trợ cấp nghỉ việc, ví dụ nếu bị cắt đứt ngón tay thì còn
có tiền trợ cấp thương tật, tiền trợ cấp cho gia đình nếu bị chết.
– Dù cho bạn là Kenshusei nhưng nếu bị tai nạn trong lúc làm việc thì cũng được
hưởng bảo hiểm lao động.
– Việc xin bảo hiểm được quy định trong thời hạn nhất định. Xin tiền viện phí và
tiền trợ cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.
Xin trợ cấp thương tật và trợ cấp cho gia đình khi bi chết là 5 năm kể từ ngày
xảy ra tai nạn.
– Bạn nên chuẩn bị sớm những giấy tờ kết quả khám bệnh của bệnh viện
Q7 : Vì công ty gặp khó khăn về kinh tế nên bị cho nghỉ việc. Trong trường hợp
này có phải về nước ngay lập tức không ?
Q8 : Công ty bị phá sản. Công ty đã làm giấy tờ cho về nước, có phải về nước ngay
lập tức hay không ?
-Trả lời : Theo luật lao động của Nhật, không được phép cho thôi việc đơn
phương
– Nếu công ty bị phá sản, bạn có thể chuyển sang công ty khác.
– Nếu không có lý do khách quan, hợp lý theo thông lệ bình thường của xã hội thì
không được phép cho thôi việc.
-Trong trường hợp cho thôi việc vì tình hình kinh tế khó khăn thì phải thỏa mãn 4
điều kiện sau : ・Sự cần thiết ・Khả năng tránh việc cho nghỉ việc của công
ty ・Tính hợp lý khi lựa chọn người ・Thỏa thuận với người lao động
– Việc báo trước cho thôi việc (hoặc tiền bồi thường) mà không có là vi phạm Luật
lao động của Nhật. Giám đốc công ty phải báo trước 30 ngày cho người lao động
hoặc trả tiền lương bình quân cho người lao động trong thời gian 30 ngày.
Q9 : Muốn kiện công ty nhưng bị dọa cho về nước thì phải làm thế nào…?
– Trả lời : Khi kiện bạn nên có người thứ 3 đứng ra cùng làm hơn là tự làm một
mình, như vậy thì khả năng bị cho về nước sẽ thấp hơn
– Nếu có những bằng chứng xác thực của TNS và có sự theo dõi của bên thứ 3 thì
cơ quan tiếp nhận không thể làm bậy được.