Đặc điểm tính cách của người Nhật Bản

– Tại sao lại hay nói người Nhật hành động mang tính chất tập đoàn?
– Có phải người Nhật phân chia ý nghĩ thật (Honne) và lời nói bên ngoài (Tatemae) hay không?
– Tư tưởng nào làm ảnh hưởng đến tinh thần của người Nhật?
– Những điểm đặc sắc trong tính cách của người Nhật là gì?

1. Tại sao lại hay nói người Nhật hành động mang tính chất tập đoàn?

Người Nhật gọi đơn vị cơ bản của xã hội là “Ie” (Ie là chữ “gia”). “Ie” không chỉ có nghĩa là “ngôi nhà” mà còn mang ý nghĩa là “tập đoàn” trong xã hội, trường học, tôn giáo … Mặc dù chế độ gia tộc và chế độ đồ đệ thời phong kiến không còn nữa nhưng khác với châu Âu, trong xã hội Nhật Bản “tập đoàn” vẫn được ưu tiên hơn là cá nhân. Chế độ tuyển dụng suốt đời vẫn phổ biến ở Nhật, nghệ thuật pha trà (shado, trà đạo) và nghệ thuật cắm hoa “Ikebana” vẫn mang tính gia truyền. Trong một xã hội như thế này, các thành viên luôn tự coi mình là một phần gắn liền với tập đoàn. Đối với nhiều người nước ngoài thì việc này được xem như là thiếu những hành động mang tính độc lập và thiếu trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên nếu tập đoàn không còn hoạt động thì sự tồn tại của các thành viên cũng biến mất. Có thể nói người Nhật rất khéo léo trong việc giữ thăng bằng giữa “cá nhân” và “tập đoàn”.

2. Có phải người Nhật phân chia ý nghĩ thật (Honne) và lời nói bên ngoài (Tatemae) hay không?

Nhiều người nước ngoài chỉ trích rằng người Nhật không nói rõ ý kiến của mình. Tuy nhiên trong một xã hội mà trật tự được duy trì bằng sự ưu tiên tập thể hơn là cá nhân thì việc không biểu hiện rõ ý kiến của mình là một điều cần thiết. Việc không nói thật ý nghĩ của mình là một phương pháp để giải quyết công việc một cách hiệu quả và tránh làm tổn hại đối phương. Đồng thời đó cũng là cách để tránh việc nói dùng từ quá cứng rắn.

3. Tư tưởng nào làm ảnh hưởng đến tinh thần của người Nhật?

Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của người Nhật. Phật giáo đưa ra quan niệm về sinh và tử, ngoài ra nó dạy con người rằng việc niệm phật sẽ giúp cho người ta đạt đến một trạng thái không có lo âu và phiền muộn. Nho giáo được hình thành bởi Khổng Tử (552-479 TCN), đây là một hệ thống tư tưởng chứ không phải là một tôn giáo. Trung tâm của hệ thống tư tưởng này là chữ “nhân”. “Nhân” có nghĩa là yêu người nhưng không phải là tinh thần bác ái như đạo Phật và đạo Thiên Chúa mà là yêu người thân và anh em. Đầu tiên là lấy chữ “nhân” để trị gia và sau rộng ra là trị nước. Trong xã hội phong kiến Nhật Bản, việc tôn trọng cha mẹ, người bề trên, và các quan lại là điều rất có lợi cho giai cấp thống trị. Tư tưởng này đã góp phần tạo nên sự thống trị của các võ sĩ đạo (samurai) và cho đến thời Minh Trị thì sự kết hợp của tư tưởng Nho giáo và đạo đức hiện đại của châu Âu đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức của người Nhật cận đại.

4. Những điểm đặc sắc trong tính cách của người Nhật là gì?

Trong cuốn sách Người Nhật trong cái hộp của nhà kinh tế học Robert March có viết: “Ở Nhật tất cả các nhóm, công ty, quốc gia đều nằm trong những cái hộp, và có thể lý giải dễ dàng hành động của người Nhật”. Điều này có nghĩa là do tất cả đều nằm trong những cái hộp nên có thể dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ của người khác và do vậy không ai muốn có một cuộc thảo luận một cách triệt để như ở phương Tây. Nếu nghĩ như thế này thì có thể hiểu được là lý do tại sao người nước ngoài lại nói người Nhật là “Không trả lời có hoặc không một cách rõ ràng” hay “luôn hỏi ý kiến của cấp trên”. Nhưng qua đó ta cũng có thể hiểu được tại sao nước Nhật lại trở thành một cường quốc về kinh tế và là một nước an toàn, ít có tội phạm.

5. Người Nhật thảo mai?

Theo quan nhận thức của người Việt, tính cách “thảo mai” là sự thiếu chân thành, giả tạo trong giao tiếp, nó là một tính cách không được ưa thích cho lắm. Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh nào đó, sự chỉnh chu cầu toàn của người Nhật đã ở mức thượng thừa rồi thì khó có thể nhận ra hay coi đó là thảo mai. Chẳng hạn, khi người Nhật thể hiện lòng tôn trọng và lễ phép: Người thảo mai thường thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và sử dụng các biểu hiện lễ phép, chẳng hạn như chào hỏi và cảm ơn một cách chân thành. Họ thường biểu đạt lòng biết ơn và lương tâm. Việc họ có thật lòng như vậy không thì đúng là chỉ trong lòng họ mới rõ, nhưng họ thực hành điều này bằng sự nhiệt thành nhất có thể, người ngoài khó mà biết họ là người như thế nào. 

Theo nghiên cứu, dân công sở cho rằng, nếu gần đến giờ ăn trưa mà có ai đó mời bạn đi ăn thì đấy chỉ là mời khách sáo thôi. Nếu bạn trót đồng ý thì họ hẳn sẽ bực mình lắm đấy. Hay như bạn tặng quà cho người Nhật, họ sẽ lập tức khen và nói rằng họ rất thích món quà. Nhưng rồi chỉ khi họ sử dụng đồ đó thì mới chứng minh là họ thích nó. Một trường hợp khác là bạn mời người Nhật dùng một món ăn. Nếu họ chưa ăn hết/liên tục uống nước mà đã khen ngon tức là họ đang giả dối với cảm nhận thật đó.

ATK