Vì sao người Nhật không ăn tết âm lịch

Không giống như các nước láng giềng ở châu Á, người Nhật đã chuyển từ Tết Âm lịch sang Dương lịch từ hàng trăm năm trước. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, như một sự kiện để vinh danh vị thần Toshigamisama. Trước đây, Nhật Bản ănTết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873.

Việt Nam là 1 trong 6 nước hiện nay còn đón tết Âm lịch trên thế giới, cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Triều Tiên và Mông Cổ. Tại Malaysia và Singapore, do vì có nhiều sắc dân sinh sống nên người dân ăn mừng năm mới tới 4 lần (tùy theo lịch Hindu, lịch Hồi Giáo, lịch Thái Âm Thái Dương và lịch Thái Dương). Tại Thái Lan, Campuchia, Lào người dân ăn Tết theo Phật lịch, từ ngày 13 đến ngày 15/4 (Dương lịch) mỗi năm. Tại đảo Bali ở Indonesia ngoài Tết Dương lịch ra người dân còn ăn Tết theo lịch tôn giáo của địa phương. Tại Ấn Độ, Tết diễn ra vào ngày 14/4 Dương lịch.
Người Việt Nam đón tết âm lịch ở Nhật Bản
Người Việt Nam đón tết âm lịch ở Nhật Bản
Từ năm 1844 đến ngày 31/12/1872 (ngày 2/12 năm Minh Trị thứ 5) người Nhật đón Tết theo lịch Thiên Bảo. Ngày 3/12 năm Minh Trị thứ 5 được sửa đổi thành ngày 1/1 năm Minh Trị thứ 6 (năm 1873). Việc sửa đổi này đã được chính phủ công bố vào ngày 9 tháng 11 năm Minh Trị thứ 5 (9/12/1872) và được áp dụng vào tháng sau đó.

Nhờ việc thay đổi lịch này mà chính phủ đã tiết kiệm được tiền trả lương tháng 13 cho công chức (vì nếu tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận) và giảm bớt ngày nghỉ, tăng sản lượng quốc gia.

Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó vẫn thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây.

Oshogatsu (お正月) vốn là tên gọi riêng tháng Giêng, nhưng hiện nay thường dùng để chỉ khoảng thời gian từ mùng 1 đến mùng 3 của tháng đầu tiên trong năm mới. Trong những ngày này, người Nhật thực hiện các cuộc viếng thăm đầu xuân như đi chúc tết cấp trên ở công ty, chúc tết họ hàng, người thân, bạn bè, láng giềng…

Người Nhật vẫn có phong tục gửi thiếp chúc mừng, cảm ơn vì một năm đã qua, nhưng từ năm 1990, công nghệ internet phát triển nên người Nhật thay vì dùng bưu thiệp được làm bằng tay thì họ chuyển sang dùng email, điện thoại.

Quang cảnh một con phố ở Nhật vào ngày têt dương lịch
Quang cảnh một con phố ở Nhật vào ngày têt dương lịch

Người Nhật cũng thường xuyên sử dụng lời chào đầu năm mới bằng từ “Happy new year” thay vì câu chúc mừng năm mới truyền thống bằng tiếng Nhật và không khí đón năm mới ở Nhật Bản cũng nhộn nhịp và “Tây hóa” hơn.

Tuy nhiên, đối với rất nhiều người trung niên và cao tuổi ở Nhật Bản, dù họ đón Tết Dương nhưng vẫn muốn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của người Nhật. Vì thế, mỗi lần năm mới đến, người già Nhật Bản vẫn thường ngưỡng vọng về những ngày Oshogatsu xa xưa đang dần bị mai một.

Ở Nhật Bản, người ta còn sử dụng lịch Trung Hoa (hay Âm lịch) không?

Trước đây, người Nhật sử dụng lịch của người Trung Quốc (Âm Lịch). Đến năm 1873, lịch phương Tây du nhập vào Nhật Bản và hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến, chẳng hạn trên tất cả các tờ lịch, cuốn lịch thì đều ghi số năm theo lịch phương Tây.
Tuy nhiên, người Nhật vẫn áp dụng cách đếm năm theo cách của họ, đó là hệ thống đánh số các năm theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời. Cách đánh số này được áp dụng rất thông dụng trong các form mẫu, giấy tờ ở khắp nơi tại Nhật.
Ví dụ, năm nay 2016 được gọi là năm Heisei 28, có nghĩa là năm thứ 28 trị vì của Nhật Hoàng hiện tại – Nhật Hoàng Akihito. Tuy nhiên, năm đầu tiên trị vì của một Nhật Hoàng không được ký hiệu là 1, tức là sẽ không có Heisei 1, mà được gọi là Gannen 元年 (ví dụ Heisei Gannen).
#http://tokyobaito.net/