Cứ mỗi lần nhận được câu hỏi “Tại sao một số công ty Nhật không có website riêng?” thì câu trả lời của tôi đại khái là “Thực tế là nhiều công ty Nhật không có trang web. Và công ty bạn đề cập đến cũng thế”. Sau đó là một khoảng trống im lặng từ người đặt câu hỏi. Cuối cùng là những thắc mắc có ngầm ý so sánh với Việt Nam (đa số công ty có trang web).
Tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản:
Hôm nay xin chia sẻ ý kiến của tôi cùng mọi người và hy vọng phần nào giải đáp được thắc mắc của một số người về vấn đề này.
Cần phải nói rằng dường những người thắc mắc tại sao công ty Nhật không có trang web đều có chung một suy nghĩ đại khái kiểu như: Đã là công ty thì phải có trang web. Hơn nữa, Nhật bản phát triển như thế nên chắc chắn công ty nào cũng có web hoành tráng lắm. Phải nói thẳng rằng đây là một sự ngộ nhận trong muôn vàn sự ngộ nhận của người Việt Nam đối với các công ty Nhật nói riêng và đất nước Nhật Bản nói chung. Ngay cả ở Việt Nam cũng có rất nhiều công ty không có trang web. Tương tự, ở Nhật cũng vậy, vì nhiều lý do mà có nhiều công ty (đa số là công ty vừa và nhỏ) không có trang web.
Lý do cơ bản Nhất là vì website không thực sự cần thiết. Đối với những công ty sản xuấn theo lối truyền thống (nơi mà ở đó giám đốc cùng nhân viên đều không quen với công nghệ mới) và họ đã có sẵn khách hàng ổn định rồi thì website cũng không cần thiết với họ. Đối với họ website là thứ vô nghĩa. Bản thân người Viết cũng đã chứng kiến việc nhiều công ty sản xuất ra những sản phẩm cơ khí cần trình độ kỹ thuật cao và họ rất giỏi trong lĩnh vực của họ. Tuy nhiên, khi hỏi đến trang web của công ty thì được trả lời một cách khiêm tốn rằng :”Khách chúng tôi là khách hàng truyền thống nên hầu như không cần website. Hơn nữa chúng tôi cũng không đủ sức để theo kịp những thứ công nghệ như website, email .. Thành thật xin lỗi!”.
(Nhân tiện cũng xin nói thêm một điều là tuy rằng Nhật là nơi khoa học kỹ thuật phát triển. Nhưng vẫn còn rất nhiều người mù công nghệ. Đặc biệt là thế hệ già. Vẫn còn nhiều công ty hầu như không sử dụng internet hay email. Phương tiện liên lạc chủ yếu của họ vẫn là điện thọai và fax. Đâu đó vẫn còn những người Nhật không biết sử dụng điện thoại di động).
Ngoài ra, chi phí để xây dựng và duy trì website cũng hoàn toàn không rẻ. Bình thường để có một trang web doanh nghiệp cũng phải chi ra không tối thiểu cũng phải 1000 USD-20000usd. Chưa kể đến chi phí duy trì, quản lý hàng tháng cũng không phải là nhỏ. Tính tổng cộng lại thì cũng là khỏan chi khá lớn. Tất nhiên, nhiều người sẽ nghĩ là với doanh nghiệp thì chi ra như thế cũng rẻ. Điều này cũng đúng. Tuy nhiên, nếu là hệ thống website phức tạp hơn thì chi phí quản lý sẽ gấp nhiều lần. Với cách quản lý chi thu đến từng Yên thì doanh nghiệp Nhật không dễ gì bỏ tiền ra để trả cho các công ty làm web.
Nếu mổ xẻ ra từng trường hợp cụ thể thì có lẽ cũng sẽ có những công ty vì lý do khác mà không có trang web riêng. Nhưng vấn đề tôi muốn nói ở đây là nếu như một ngày nào đó bạn gặp phải một đối tác Nhật không có trang web riêng thì cũng đừng quá ngạc nhiên.
Bàn thêm:
Hình như vẫn có rất nhiều ngộ nhận về các công ty Nhật. Nhiều người Việt Nam nghĩ rằng công ty Nhật phải hoành tráng lắm. Quả thật các công ty như Toyota, Sony, Sharp, Panasonic .. rất hoành tráng. Tuy nhiên, thực tế là ở Nhật vẫn tồn tại hình thái sản xuất gia đình. Mỗi gia đình(hay vài gia đình) là một “công ty”. Nếu như so sánh ở Việt Nam thì có lẽ thay vì gọi là công ty thì chỉ gọi là “cơ sở kinh doanh” “tiệm…”. Về hình thức thì những “công ty” này rất nhỏ. Nhưng họ lại có thế mạnh riêng về mảng kỹ thuật nào đó và họ được các công ty lớn tin cậy về mặt kỹ thuật và ủy thác sản xuất. Một mặt, họ đã góp sức tạo nên sự phát triển của các công ty lớn. Mặt khác họ được công ty lớn “bảo kê” mọi mặt. Với những “công ty” như thế này thì tất nhiên họ không cần đến trang web.
(Nhiều bạn Việt Nam đã “vỡ mộng” khi qua Nhật và phải vào làm việc cho các “công ty” quy mô nhỏ kiểu này!)
Nguồn: Kamikaze (thongtinnhatban.net)
http://www.thongtinnhatban.