Nhật Bản: Kén lao động có tay nghề

Chẳng cần phải quảng cáo nhiều, chẳng cần phải logo, áp phích lớn nhưng được làm việc tại Nhật Bản vẫn là ước mong của rất nhiều người lao động Việt Nam.
 

 
Tuy nhiên, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH), hiện nay, chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.
 
Nhật Bản là một đất nước gồm nhiều hòn đảo, nằm ở Đông Á, có diện tích là 337.923 km2, đứng thứ 61 trên thế giới, dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu người, đứng thứ 10 trên thế giới. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông với khí hậu thay đổi, khí hậu cận nhiệt đới ở phía Nam đến khí hậu lạnh ở phía Bắc. Về mùa đông ở Nhật Bản, nhiệt độ ở nhiều vùng xuống dưới 0oC. Đồng tiền quốc gia của Nhật Bản là Yên; 1 USD tương đương 98,46 Yên.
 
Tuy nhiên, lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chương trình này được khởi điểm từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hoá và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm.
 
Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mục tiêu chính của chương trình này là nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển.
 
Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh.
 
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính đến hết tháng 10 năm 2012, đã có trên 85.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thuỷ sản.
 
 Hiện nay, tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt trên hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản, trừ Hokkaido, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi và Hiroshima. Số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản có thể nói tăng dần theo theo từng năm. Hiện nay, ta có khoảng 20.000 lao động và tu nghiệp sinh đang làm việc và tu nghiệp tại Nhật Bản.
 
Hiện có 89 doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng. Trợ cấp tu nghiệp bình quân của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản  tháng 1, 2 tương đương 800 USD/tháng. Thu nhập trong từ tháng thứ 3 đạt khoảng 1200 USD – 1500 USD/tháng.
 
Hiện nay, tại Nhật Bản có Ban Quản lý lao động và chuyên gia Việt Nam trực thuộc Cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. 
 
Hanh Nguyen Tổng hợp
bản đồ nhật bản