Nhật Bản là thị trường lao động truyền thống của lao động Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thị trường “khó nhằn” đối với người lao động. Yếu tố mà người lao động quan tâm nhiều nhất không phải là chi phí xuất cảnh, nghành nghề làm việc, khu vực làm việc, doanh nghiệp tiếp nhận, mức lương mà là có đi được hay không, đi có nhanh hay không mới là điều người quan tâm nhất.
Bởi, không như nhiều thị trường cứ có tiền là đi được, lao động Nhật Bản đòi hỏi người lao động phải rèn luyện, phải phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp tiếp nhận, nghiệp đoàn quản lý, do vậy không phải ai muốn – cũng đi được. Chọn doanh nghiệp gửi gắm là yếu tố quyết định rất lớn đến mục tiêu của người lao động
Công ty phí thấp?
Chi phí xuất cảnh mà người lao động phải bỏ ra ở nhiều công ty là khác nhau, cũng có sự chênh lệch khá lớn. Cái người lao động nên quan tâm không phải là chi phí ban đầu mà là chi phí cuối cũng mà người lao động phải bỏ ra. Nhiều công ty xuất khẩu báo giá chi phí xuất cảnh rất thấp, nhưng khi người lao động đăng ký, rất nhiều khoản phát sinh “mọc” ra, đặc biệt là khi ứng viên trúng tuyển mới nhận ra rằng chi phí hoàn toàn không như lúc đầu. Nhưng do đã trúng tuyển và chỉ chờ ngày xuất cảnh nên người lao động đành phải ngậm ngùi chi trả.
Công ty đi “dễ”?
Thường thì cơ chế của những công ty có quy mô nhỏ hoặc lượng xuất cảnh hàng năm thấp thường có điều kiện tham gia rất dễ dàng, cam kết rất chắc chắn với người lao động, tất nhiên, đi có “dễ” hay không thì thực tế lượng xuất cảnh hàng năm cho thấy rõ điều đó. Một số công ty thu hút học viên nhằm thu lợi từ các khoản tiền đặt cọc, kinh phí học tập và các khoản khác nên có cơ chế tạo nguồn, thi tuyển rất dễ dàng. Để lựa chọn công ty có khả năng đưa người lao động làm việc tại Nhật cao nhất thì uy tín công ty, bề dày lĩnh vực hoạt động, số lượng xuất cảnh hàng năm mới là yếu tố quan trọng. Bởi, đã xác định đi lao động tại Nhật Bản thì phải xác định là không thể nhanh chóng đốt cháy giai đoạn Học nguồn được.
Nhật Bản là thị trường tiếp nhận rất kỹ tính
Mức lương ký hợp đồng cao
Đây là vấn đề người lao động rất quan tâm nhưng hầu hết người lao động hiểu sai mức lương ký kết hợp đồng lao động từ phía Nhật Bản. Mức lương người lao động ký là mức lương cơ bản, do vậy trong tất cả các nghành nghề thì không có sự chênh lệch lớn, chênh lệch chủ yếu do khu vực làm việc, tính chất mạo hiểm, nặng nhọc của công việc. Lương thực lĩnh của người lao động nhận được thấp hơn nhiều mức lương cơ bản do bị trừ một phần bảo hiểm, nhà ở, sinh hoạt,… Tuy vậy so với các thị trường lao động nước ngoài khác thì thu nhập người lao động để ra hàng tháng vẫn rất hấp dẫn. Hơn nữa, nếu được làm thêm thì thu nhập người lao động sẽ có sự thay đổi rất lớn.
Để có cơ hội tham gia lao động tại Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản không khó. Khó khăn lớn nhất là nhận thức của người lao động khi chọn doanh nghiệp tham gia từ những góc nhìn hẹp khi nghe tư vấn mà không đánh giá khách quan và suy xét chính xác.
Lam Giang Tổng hợp