Hiện Việt Nam có hơn 20.000 thực tập sinh đang tu nghiệp tại Nhật Bản, riêng năm 2012, Việt Nam đã đưa được gần 10.000 thực tập sinh kỹ thuật sang Nhật Bản, gấp gần 1,5 lần so với năm 2011. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, số lượng hợp đồng đăng ký phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản vẫn được duy trì ở mức độ khá cao, với nhiều ngành nghề đa dạng và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Trong năm 2013, Nhật Bản tiếp tục là thị trường hứa hẹn tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh có tay nghề của Việt Nam.
Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội phối hợp với Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy việc đưa thực tập sinh sang thực tập tại Nhật Bản và sử dụng có hiệu quả tay nghề và kiến thức của thực tập sinh sau khi về nước” tại Nagoya, Nhật Bản. Đây là cơ hội gặp gỡ trao đổi giữa các doanh nghiệp phái cử của Việt Nam và các Nghiệp đoàn tiếp nhận của Nhật Bản. Hội thảo nhằm đẩy mạnh việc đưa thực tập sinh sang Nhật Bản thông qua việc giới thiệu chính sách của Việt Nam và giới thiệu với các doanh nghiệp Nhật Bản về lao động Việt Nam; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc, đàm phán hợp tác lao động với các đối tác Nhật Bản.
Một trong những nội dung chính được hai bên đề cập tới tại Hội thảo là việc sử dụng có hiệu quả tay nghề và kiến thức của thực tập sinh khi về nước, bao gồm cả việc giới thiệu những thực tập sinh này vào làm việc tại các Công ty Nhật Bản đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam. Phía JITCO đưa ra các đề xuất về việc thiết lập kênh thông tin giới thiệu với các doanh nghiệp Nhật Bản đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam những thực tập sinh chuẩn bị hết hợp đồng trở lại Việt Nam với các kỹ năng và ngành nghề phù hợp.
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng khẳng định: “Chương trình thúc đẩy đưa thực tập sinh sang Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thắt chặt mối liên kết giữa hai quốc gia vốn có tương đồng về văn hóa”.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thời gian tới, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tích cực đổi mới các chương trình đào tạo trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhật Bản, qua đó thúc đẩy hơn nữa chương trình hợp tác giữa hai bên.
Theo đánh giá của Tổ chức JITCO, so với các nước, lao động Việt Nam đã phát huy có hiệu quả chương trình tu nghiệp. Sau khi về nước, phần lớn số này đã trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Thực tế cũng chứng minh, so với người lao động đi làm việc tại các thị trường khác, người lao động đi làm việc tại Nhật Bản có nhiều lợi thế hơn khi trở về nước. Theo Nghiên cứu lao động trở về nước sau khi đi làm việc ở nước ngoài của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), người lao động đi làm việc tại Nhật Bản có mức tích lũy cao và ổn định nhất, sau 3 năm làm việc mức tích lũy bình quân là 720 triệu đồng/người.Ý thức của người lao động trở về từ Nhật Bản cũng được đánh giá rất cao, phần lớn sau khi về nước đều tuân thủ đầy đủ các quy định về thanh lý hợp đồng.
Cũng nhờ có tích lũy khá và nhận thức được nâng cao trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, một bộ phận nhất định lao động trở về từ thị trường này đã không tìm việc làm ngay mà tiếp tục học lên để nâng cao trình độ chiếm 7,41% trong tổng số lao động trở về từ Nhật Bản). Trong khi đó, chỉ một số rất ít lao động ở các thị trường khác tiếp tục đi học sau khi về nước.
Bên cạnh đó, có đến 46,71% lao động đi làm việc tại Nhật Bản khi về nước có mức thu nhập từ việc làm hiện tại tương đối tốt (từ trên 3-10 triệu đồng/tháng trở lên). Số lao động được ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội hiện cũng tập trung chủ yếu vào những lao động trở về từ Nhật Bản. Đây là những tác động rất tốt trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta.
Thời gian tới, phía JITCO thể hiện mong muốn Việt Nam nâng cao chất lượng thực tập sinh, đặc biệt về ngoại ngữ để tăng số lượng trong tương lai và đưa ra các đánh giá về xu hướng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam với số lượng tăng lên trong một số ngành nghề, chủ yếu là sản xuất chế tạo. Riêng đối với ngành nông nghiệp, thời gian tới Nhật Bản tăng nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài, đây là vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp Nhật quan tâm và khá phù hợp với lao động Việt Nam.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam cũng nỗ lực, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung sửa đổi bổ sung của Luật mới của Nhật Bản để áp dụng và tích cực nâng cao chất lượng đào tạo cho ứng viên để đáp ứng yêu cầu của các xí nghiệp tiếp nhận. Tại nhiều cơ sở đào tạo hiện nay, các doanh nghiệp đã phối hợp với các tổ chức tiếp nhận để cử giáo viên và người quản lý người Nhật cùng tham gia đào tạo, rèn luyện ứng viên, tạo cho ứng viên quen với phong cách làm việc của Nhật Bản và đã được đánh giá rất cao.
Hội thảo cũng đã dành riêng phần thời gian để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản gặp gỡ trao đổi thông tin, giới thiệu về các nguồn lực để tìm kiếm đối tác phù hợp./.
STT |
Ngành |
Nghề được chọn |
|||
1 |
1 |
Nông nghiệp cấy giống |
Nghề trồng rau quả trong nhà kính |
||
2 |
Làm ruộng / Trồng rau |
||||
2 |
3 |
Nông nghiệp chăn nuôi |
Nuôi lợn |
||
4 |
Nuôi gà |
||||
5 |
Làm bơ sữa |
||||
2. Ngư nghiệp (2 loại nghề, 9 công việc được tuyển chọn) |
|||||
Ngành |
Nghề được chọn |
||||
3 |
6 |
Nghề cá đi tàu |
Nghề đánh cá nhảy |
||
7 |
Cá ngừ đường dài |
||||
8 |
Câu cá bằng mồi mực |
||||
9 |
Lưới vây |
||||
10 |
Lưới re |
||||
11 |
Lưới kéo |
||||
12 |
Nghề đánh cá lưới cố định |
||||
13 |
Nghề đánh cá lồng tôm, cua |
||||
4 |
14 |
Nghề nuôi trồng thủy sản |
Nghề nuôi trồng sò điệp |
||
3. Xây dựng (21 loại nghề, 31 công việc được tuyển chọn) |
|||||
Ngành |
Nghề được chọn |
||||
5 |
15 |
Khoan giếng |
Khoan giếng (khoan đập) |
||
16 |
Khoan giếng (khoan xoay) |
||||
6 |
17 |
Làm kim loại miếng dùng trong xây dựng |
Làm kim loại miếng |
||
7 |
18 |
Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh |
Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh |
||
8 |
19 |
Làm những đồ cố định |
Đóng đồ gỗ |
||
9 |
20 |
Thợ mộc |
Công việc mộc |
||
10 |
21 |
Lắp cốp pha panen |
Lắp cốp pha panen |
||
11 |
22 |
Xây dựng thanh gia cố |
Lắp thanh gia cố |
||
12 |
23 |
Dựng giàn giáo |
Công việc dựng giàn giáo |
||
13 |
24 |
Thợ nề |
Xây bằng đá |
||
25 |
Nối terrazzo |
||||
14 |
26 |
Lát gạch |
Lát gạch |
||
15 |
27 |
Lợp ngói |
Lợp ngói |
||
16 |
28 |
Trát vữa |
Trát vữa |
||
17 |
29 |
Đặt đường ống |
Công việc đặt đường ống (xây dựng) |
||
30 |
Đặt đường ống (nhà máy) |
||||
18 |
31 |
Cách nhiệt |
Công việc cách nhiệt |
||
19 |
32 |
Gia công tinh đồ nội thất |
Công việc gia công tinh sàn nhà nhựa |
||
33 |
Gia công tinh thảm |
||||
34 |
Xây dựng khung thép dưới trần nhà |
||||
35 |
Gia công tinh tấm lợp trần nhà |
||||
36 |
Chế tạo và gia công tinh màn cửa |
||||
20 |
37 |
Lắp khung kính nhôm |
Công việc lắp khung kính nhôm (toà nhà) |
||
21 |
38 |
Chống thấm nước |
Chống thấm nước bằng cách bịt kín |
||
22 |
39 |
Cấp liệu bê tông bằng áp lực |
Cấp liệu bê tông bằng áp lực |
||
23 |
40 |
Xây dựng bộ lọc ống kim |
Xây dựng bộ lọc ống kim |
||
24 |
41 |
Dán giấy |
Công việc dán giấy (tường và trần) |
||
25 |
42 |
Nghề dùng các thiết bị xây dựng |
Ủi |
||
43 |
Bốc dỡ |
||||
44 |
Đào xới |
||||
45 |
Cán phẳng |
||||
4. Chế biến thực phẩm (7 loại nghề, 12 công việc được tuyển chọn) |
|||||
Ngành |
Nghề được chọn |
||||
26 |
46 |
Nghề đóng hộp thực phẩm |
Đóng hộp thực phẩm |
||
27 |
47 |
Nghề gia công xử lý thịt gà |
Gia công xử lý thịt gà |
||
28 |
48 |
Nghề chế biến thực phẩm thuỷ sản gia nhiệt |
Chế biến bằng phương pháp chiết |
||
49 |
Chế biến bằng phương pháp sấy khô |
||||
50 |
Chế biến thực phẩm ướp gia vị |
||||
51 |
Chế biến thực phẩm hun khói |
||||
29 |
52 |
Nghề chế biến thực phẩm thuỷ sản không gia nhiệt |
Chế biến thực phẩm muối |
||
53 |
Chế biến thực phẩm khô |
||||
54 |
Chế biến thực phẩm lên men |
||||
30 |
55 |
Hàng thuỷ sản nghiền thành bột |
Nghề làm chả cá kamaboko |
||
31 |
56 |
Làm thịt nguội |
Làm thịt nguội |
||
32 |
57 |
Nướng bánh mỳ |
Nghề nướng bánh mỳ |
||
5. Dệt may (10 loại nghề, 17 công việc được tuyển chọn) |
|||||
Ngành |
Nghề |
||||
33 |
58 |
Nghề xe chỉ |
Xe chỉ sơ cêp |
||
59 |
Xe chỉ |
||||
60 |
Guồng chỉ |
||||
61 |
Xoắn và chặp đôi |
||||
34 |
62 |
Nghề dệt |
Hồ và móc chỉ dọc |
||
63 |
Thao tác dệt |
||||
64 |
Kiểm tra |
||||
35 |
65 |
Nhuộm |
Nhuộm sợi |
||
66 |
Nhuộm đan dệt |
||||
36 |
67 |
Sản xuất sản phẩm đan |
Sản xuất giày |
||
68 |
Đan vòng |
||||
37 |
69 |
Sản xuất sợi đan dọc |
Đan dọc |
||
38 |
70 |
Sản xuất quần áo phụ nữ và trẻ em |
Sản xuất quần áo may sẵn cho trẻ em và phụ nữ |
||
39 |
71 |
Sản xuất đồ com lê nam giới |
Sản xuất đồ com lê may sẵn cho nam giới |
||
40 |
72 |
Sản xuất bộ đồ giường |
Chế bộ đồ giường |
||
41 |
73 |
Làm hàng vải bạt |
Làm hàng vải bạt |
||
42 |
74 |
May quần áo |
May váy đầm |
||
6. Cơ khí và kim loại (15 loại ngành nghề, 28 công việc được tuyển chọn) |
|||||
Ngành |
Nghề |
||||
43 |
75 |
Đúc |
Đúc (đúc sắt) |
||
76 |
Đúc (hợp kim đồng) |
||||
77 |
Đúc (hợp kim nhẹ) |
||||
44 |
78 |
Rèn |
Rèn khuôn (búa) |
||
79 |
Rèn khuôn (máy ép) |
||||
45 |
80 |
Đúc khuôn |
Đúc khuôn (buồng nóng) |
||
81 |
Đúc khuôn (buồng lạnh) |
||||
46 |
82 |
Gia công cơ khí |
Tiện |
||
83 |
Phay |
||||
47 |
84 |
Ép kim loại |
Ép kim loại |
||
48 |
85 |
Làm sắt |
Làm thép kết cấu |
||
49 |
86 |
Làm kim loại miếng tại nhà máy |
Làm kim loại miếng cơ khí |
||
50 |
87 |
Mạ |
Mạ điện |
||
88 |
Mạ điện nhúng nóng |
||||
51 |
89 |
Xử lý anốt nhôm |
Xử lý anốt nhôm |
||
52 |
90 |
Gia công tinh |
|
||
91 |
Gia công tinh (Lắp ráp máy móc) |
||||
92 |
|
||||
53 |
93 |
Kiểm tra máy |
Kiểm tra máy móc |
||
54 |
94 |
Bảo dưỡng máy móc |
Bảo dưỡng máy móc |
||
55 |
95 |
Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử |
Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử |
||
56 |
96 |
Lắp ráp thiết bị và các máy điện |
Lắp ráp máy điện quay |
||
97 |
Lắp ráp máy biến thế |
||||
98 |
Lắp ráp bảng điều khiển tổng đài |
||||
99 |
Lắp ráp dụng cụ điều khiển công tắc |
||||
100 |
Cuốn cuộn dây |
||||
57 |
101 |
Sản xuất bảng điều khiển in |
Thiết kế tấm mạch in |
||
102 |
Chế tấm mạch in |
||||
7. Những ngành nghề khác (9 loại nghề, 21 công việc được tuyển chọn) |
|||||
Ngành |
Nghề |
||||
58 |
103 |
Làm đồ đạc trong nhà |
Làm đồ đạc trong nhà (bằng tay) |
||
59 |
104 |
In |
In offset |
||
60 |
105 |
Đóng sách |
Công việc đóng sách |
||
106 |
Đóng tạp chí |
||||
107 |
Đóng đồ dùng văn phòng |
||||
61 |
108 |
Đúc đồ nhựa |
Đúc đồ nhựa (ép) |
||
109 |
Đúc đồ nhựa (phun) |
||||
110 |
Đúc đồ nhựa (bơm) |
||||
111 |
Đúc đồ nhựa (thổi) |
||||
62 |
112 |
Đúc chất dẻo có cốt |
Đúc từng lớp bằng tay |
||
63 |
113 |
Sơn |
Công việc sơn nhà |
||
114 |
Sơn kim loại |
||||
115 |
Sơn cầu thép |
||||
116 |
Sơn phun |
||||
64 |
117 |
Nghề hàn |
Hàn tay |
||
118 |
Hàn bán tự động |
||||
65 |
119 |
Đóng gói công nghiệp |
Công việc đóng gói công nghiệp |
||
66 |
120 |
Làm thùng các tông |
Đục lỗ trên thùng các tông in sẵn |
||
121 |
Làm thùng giấy đã in sẵn |
||||
122 |
Dán thùng giấy |
||||
123 |
Làm thùng các tông |