Cuộc sống không bao giờ là một tấm thảm đầy hoa hồng, ở bất kỳ đâu và rơi vào bất cứ ai, không riêng nước Nhật. Sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn, thất bại hay thậm chí là sụp đổ trong công việc, sự nghiệp. Bạn sẽ làm gì sau đó? Chấp nhận số phận hay rút ra bài học để tiếp tục tiến về phía trước? Câu trả lời phụ thuộc vào chính bạn.
Vậy làm thế nào để chiến thắng được sự thất bại trong sự nghiệp? Hãy cùng chúng tôi chia sẻ bài viết ngày hôm nay để tự làm chủ sự nghiệp của mình, cho dù thành công hay thất bại. Hãy nhớ rằng chính bạn mới là kiến trúc sư tạo ra số phận của chính mình. Bài viết chia sẻ phần đông quan điểm và cách hành xử của người Nhật khi họ gặp thất bại trong cuộc sống.
1. Chấp nhận trách nhiệm
Để thành công trong công việc cũng như cuộc sống hàng này, bạn phải chấp nhận sự thất bại và chịu trách nhiệm về điều đó. Đổ lỗi cho mọi người không giải quyết được vấn đề gốc rễ, và chẳng tốt đẹp gì khi chỉ biết nói xấu người khác. Thất bại là động lực để chúng ta sửa chữa sai lầm, đừng vòng vo đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện, những lí do khách quan khác.
Bạn hãy nhớ rằng, đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai về sự thất bại của mình. Vì bạn sẽ không học hỏi được gì từ những sai lầm đó. Việc đổ lỗi trách nhiệm này càng kéo dài thì bạn càng tốn nhiều thời gian để tiếp tục công việc và sửa chữa lỗi lầm của mình. Không có lời bào chữa, ngụy biện trên con đường đến thành công đâu. Phải biết chấp nhận thất bại để đi lên từ nó, xem nó là một bài học quý cho bản thân.
2. Hãy thấy những điều tốt đẹp đằng sau thất bại
Thất bại sẽ cho bạn nhiều hơn là thành công, đó là những bài học quý giá, những kinh nghiệm thực tế, những chỉ dẫn giúp bạn đi đúng hướng hơn… Hay bạn có thể tìm thấy những đồng nghiệp tốt, luôn ở bên, chia sẻ và giúp đỡ bạn khi khó khăn. Thái độ tích cực, luôn tiến về phía trước này sẽ khiến bạn nhanh chóng phục hồi sau thất bại.
3. Tập trung vào các giải pháp
Người ta vẫn nói: “Thất bại là mẹ của thành công”, nếu bạn thất bại ở đâu bạn đứng lên ở đấy. Bạn đang tiến hành một dự án và những thứ không như kết quả mà bạn mong đợi. Hãy bắt tay vào việc thay đổi, sửa chữa những sai lầm và đề ra những giải pháp để đem lại kết quả khả quan. Thông qua suy nghĩ thực tế và óc sáng tạo, bạn nên chứng minh cho mọi người thấy khả năng và câu trả lời cho vấn đề khó khăn của mình.
4. Hãy hỏi những câu hỏi đúng đắn
Trong khi họ tập trung vào các giải pháp, bạn cần hỏi ý kiến,, xin lời khuyên từ sếp và các đồng nghiệp thân cận để giúp bạn nhận ra mình đã phạm sai lầm ở đâu và nên làm gì để tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Hãy hỏi những câu như “Điều gì đã làm chúng tôi làm sai?” “Điều gì sẽ chúng tôi làm tốt hơn?” “Liệu sự thay đổi này có khả quan?” “Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện doanh số bán hàng?”
Các câu hỏi đúng đắn, đúng trọng tâm sẽ luôn luôn dẫn đến những cách thức tốt hơn hoàn thành công việc và dẫn bạn đến kết quả mà bạn mong muốn. Bởi khi đó bạn sẽ có phương hướng cho công việc của mình.
5. Lắng nghe
Bạn biết đấy, khi thất bại, bạn sẽ nghe được hai luồng ý kiến và bạn cần phải lựa chọn cách lắng nghe một cách đúng đắn. Một chiều là những lời khuyên, kinh nghiệm, những lời động viên, chia sẻ; hai là khinh thường, chê bai… Hãy coi những điều này là động lực, là sức mạnh để bạn đứng lên sau thất bại.
6. Thích nghi
Thích ứng là chìa khóa để sống còn. Khi bạn khó khăn, mọi thứ sẽ thay đổi: môi trường làm việc, thái độ của sếp, đồng nghiệp, những trở ngại về tài chính… Điều bạn cần làm là nhanh chóng thích nghi với thực tế. Khi bạn học cách thích nghi, bạn sẽ sớm tập trung vào những việc cần thiết để có được kết quả tốt hơn trong tương lai.
7. Thức dậy sớm
Việc thức dậy sớm sẽ giúp bạn có thêm thời gian để giải quyết các vấn đề trong ngày. Thức dậy sớm cho thấy bạn sẵn sàng để bắt đầu công việc kịp thời và nỗ lực để đạt được mục tiêu của bạn. Những người thành công luôn tràn đầy đam mê, và nhiệt tình trong công việc và sự nghiệp. Thức dậy sớm chỉ đơn giản là một thói quen để chứng minh điều này.
8. Biết khi nào cần ra đi
Thất bại trong việc này không có nghĩa là bạn luôn gặp trắc trở trong công việc khác. Nếu bạn thấy không có khả năng và tinh thần để làm việc, đã đến lúc để thay đổi. Hãy bắt đầu tại một môi trường mới, công việc mới hay ngành nghề mới. Biết đâu điều này lại là một yếu tố quan trọng giúp bạn phát triển và thành công.
9. Giữ lại giá trị của bản thân
Dù bạn có cảm thấy thế nào mỗi khi vấp ngã đi chăng nữa thì cũng đừng đánh mất giá trị của mình. Đừng thỏa hiệp các tiêu chuẩn của mình chỉ đơn giản là để làm hài lòng đám đông. Thay vào đó hãy tuân thủ các giá trị và nguyên tắc của bản thân bởi đây chính là một la bàn hướng dẫn giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
ATK st