Mối quan hệ giữa Nhật Bản & Ấn Độ: đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt

Nhật Bản và Ấn Độ đang xây dựng mối quan hệ đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt. Họ đang hướng tới khuôn khổ quan hệ song phương mới mà cái tên dành cho nó chưa từng thấy xuất hiện trong lịch sử quan hệ quốc tế đến nay. 

Tìm hiểu và đánh giá về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ:

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cuối tháng 10 đi Nhật Bản để tham dự cuộc cấp cao song phương định kỳ lần thứ 5 nhưng trước đó đã có 12 lần gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Nhật Bản và Ấn độ - Mối quan hệ song phươnghệ đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt.
Nhật Bản và Ấn độ – Mối quan hệ song phươnghệ đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt.

Theo ông Abe, hai nước này đang hướng tới khuôn khổ quan hệ song phương mới mà cái tên dành cho nó chưa từng thấy xuất hiện trong lịch sử quan hệ quốc tế đến nay. Đó là mối quan hệ đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt.

Từ nghĩa của cụm từ này mà suy diễn thì mối quan hệ này đặc biệt hơn cả đặc biệt thông thường ở tính từ “toàn cầu” và “chiến lược đặc biệt”.

Nó không còn cần phải được định tính hoá cụ thể hơn để thiên hạ hiểu cho đúng nhưng lại cần được định lượng hoá thì thiên hạ mới có thể nhận ra được sự khác biệt cơ bản giữa nó với các khuôn khổ quan hệ đối tác và đối tác chiến lược thông dụng hiện tại trên thế giới.

Xem ra, ông Abe và ông Modi mới xác định tầm vóc mô hình quan hệ song phương mới chứ chưa công bố nội hàm cụ thể của nó.

Dù thế nào thì những nội hàm ấy vẫn bao trùm mọi lĩnh vực hợp tác, từ tham vấn chính trị đến phối hợp hành động, từ thúc đẩy trao đổi thương mại đến tăng cường hoạt động đầu tư.

Ấn Độ cần vốn đầu tư và công nghệ của Nhật Bản trong khi Nhật Bản cần thị trường tiêu thụ hàng hoá. Mối quan hệ hợp tác song phương này chẳng khác gì tay phải giúp tay trái và ngược lại.

Sự đồng thuận quan điểm và song trùng lợi ích giữa hai bên còn bộc lộ ở chuyện thực thi thương mại tự do và chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, ở kế hoạch cùng Mỹ và Australia gây dựng khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương mà hạt nhân cốt lõi là bốn đối tác này trong khuôn khổ của cái gọi là “Tứ giác kim cương” và cuối cùng không thể thiếu là ở cùng nhau cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Nhật Bản, Ấn Độ – hai bên giúp nhau và dựa vào nhau để đối phó với đối tác khác và để cùng nhau vươn ra tới những chân trời xa hơn.

Sự khởi đầu của khuôn khổ quan hệ đối tác mới này là dấu mốc lịch sử mới trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản.

HẠ LANG, LAODONG.VN