Hội thảo hợp tác trao đổi điều dưỡng viên, hộ lý Việt – Nhật

Hội thảo do Hội Điều dưỡng Việt Nam và Tổ chức nhân lực Châu Á của Nhật Bản phối hợp tổ chức với mục đích cung cấp thông tin cần thiết về VJEPA và cơ hội cho các Điều dưỡng thực tập sinh tại Nhật Bản; Giới thiệu các tiêu chuẩn cần thiết để các điều dưỡng Việt Nam hỗ trợ chăm sóc có thể làm việc tại các bệnh viện và Viện Điều dưỡng Nhật Bản.
 

 
Tham dự Hội thảo có 22 giám đốc bệnh viện, chuyên gia điều dưỡng Nhật Bản; gần 100 đại biểu từ các cơ sở đào tạo điều dưỡng, các bệnh viện của Trung ương và Hà Nội. Nhiều báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về nhiệm vụ, chức năng, công việc hằng ngày của điều dưỡng và nhân viên chăm sóc Nhật Bản được trình bày tại hội thảo.
 
Bên cạnh đó, các chuyên gia Nhật Bản cũng giải đáp nhiều thắc mắc từ các đại biểu Việt Nam như: thời hạn chứng chỉ Quốc gia Nhật Bản; Khó khăn, quyên lợi của thực tập sinh Việt Nam khi làm việc tại Nhật Bản: lương bổng, chế độ nghỉ phép…
 
Tại Hội thảo, Hội Điều dưỡng Việt Nam và Tổ chức nhân lực châu Á của Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ hợp tác kỹ thuật để hỗ trợ Điều dưỡng và Nhân viên chăm sóc Nhật Bản sang Nhật làm việc.
 
  alt  
 
Hội thảo có sự tham gia của nhiều giám đốc bệnh viện, chuyên gia điều dưỡng Nhật Bản và Việt Nam
 
Trước đó, ngày 18-4,tại trụ sở Bộ Công thương, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki đã ký và trao đổi văn kiện pháp lý chi tiết về thỏa thuận hợp tác phái cử và tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý đủ tiêu chuẩn giữa Việt Nam và Nhật Bản.
 
Văn kiện ký kết lần này (theo hình thức Thư trao đổi) là văn kiện pháp lý chi tiết, cụ thể hóa cam kết giữa hai nước trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) ký tháng 12-2008 và nội dung Biên bản ghi nhớ về Cơ chế tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn sang Nhật Bản đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ký kết ngày 31-10-2011 nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ.
 
Theo thỏa thuận, phía Nhật Bản sẽ chính thức tiếp nhận ứng cử viên điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ tiếng Nhật sang làm việc, học tập tại Nhật Bản trong 3 năm (với điều dưỡng viên) và 4 năm (với hộ lý).
 
Trong thời gian này, các ứng viên được tham gia kỳ thi lấy Chứng chỉ Quốc gia của Nhật Bản, và nếu thi đỗ, các ứng viên có thể được làm việc lâu dài tại các bệnh viện và cơ sở điều dưỡng tại Nhật Bản. Theo nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp nhận các điều dưỡng viên, hộ lý đủ tiêu chuẩn chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ tiếng Việt của Nhật Bản sang Việt Nam làm việc.
 
Thỏa thuận hợp tác này cho phép các ứng cử viên Việt Nam đã tốt nghiệp từ trung cấp điều dưỡng trở lên, có thời gian kinh nghiệm ít nhất 2 năm được tham gia khóa đào tạo dự bị trong 12 tháng để đáp ứng yêu cầu tiếng Nhật (N3) và các kiến thức chung khác trước khi chính thức được phép làm việc, hoặc tiếp tục học tập chuyên ngành điều dưỡng tại Nhật Bản
 
  
 
 
Nội dung Bản ghi nhớ này, hai bên sẽ hợp tác trên các lĩnh vực:
 
– Xây dựng website cung cấp thông tin hai chiều cho hội viên liên quan tới chương trình EPA và thực tập điều dưỡng, nhân viên chăm sóc
 
– Xây dựng Trung tâm đào tạo điều dưỡng nâng cao theo chuẩn năng lực Điều dưỡng và nhân viên chăm sóc của Nhật Bản để giúp hội viên chuẩn bị trước khi sang Nhật Bản (bài học từ Phillippines và Indonesia)
 
– Hợp tác với các đối tác Nhật Bản (bệnh viện, cơ sở Điều dưỡng…) để xây dựng ngân hàng câu hỏi, đánh giá năng lực điều dưỡng và nhân viên chăm sóc “towng tự như thi Chứng chỉ Điều dưỡng Quốc gia của Nhật Bản)
 
– Đào tọa nguồn nhân lực giảng viên/huấn luyện viên cho các chương trình đào tạo nâng cao chuẩn bị Điều dưỡng và nhân viên chăm sóc sang Nhật Bản học tập và làm việc.
 
– Vận động và đề xuất xây dựng Chương trình đào tạo Nhân viên chăm sóc đáp ứng yêu cầu chăm sóc người già trong tương lai tại Việt Nam.