Mỗi năm có hàng vạn lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo diện Thực tập sinh và rất nhiều người xin ra hạn thời gian ở lại. Lao động Việt Nam được một số đánh giá khá tốt về tính siêng năng, cần cù và đặc biệt tốt ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, một bộ phận dân Việt tại Nhật lại có những thói quen xấu khiến những người bản xứ không thích và gây ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của những người lao động tại Nhật. Một số tình trang được nhắc đến nhiều nhất như sau:
-
Ăn cắp
Người Nhật nhìn chung có tính kỷ luật, tự trọng cao. Do có ý thức, các siêu thị của Nhật không cần nhiều các biện pháp an ninh như ở Việt Nam. Theo chia sẻ của cộng đồng người Việt ở Nhật Bản, đồ bày trong siêu thị hay các cửa hàng bách hoá, thậm chí bày ngoài đường không phải lúc nào cũng cần người bán hàng đứng trông coi. Các bé nhỏ thoải mái ngắm, sờ mó, thử đủ loại trò chơi trong siêu thị nhưng không bao giờ “cầm nhầm”, dù các bé có thể rất thích.
Người mua không phải gửi túi, không có cổng điện tử kiểm tra đồ chưa bấm mã. Người Nhật kinh doanh bằng lòng tin và mua hàng bằng sự trung thực. Chính vì thế, hành vi ăn cắp càng khó tha thứ hơn nữa.
Hàng hoá ở Nhật được bày bán ở khắp nơi nhưng nhân viên không cần phải để mắt canh chừng suốt như ở Việt Nam.
Theo số liệu cảnh sát ở Nhật, năm qua, gần 3.200 người nước ngoài bị bắt vì phạm tội tại Nhật, tăng 133% so với năm trước đó, trong đó đa phần là ăn cắp vặt và móc túi. Cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật ước tính, tới 40% các vụ người nước ngoài ăn cắp là do người Việt gây ra.
Ngày 27/2, tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.
Trước đó, năm 2009, phi công Đặng Xuân Hợp – cũng thuộc Vietnam Airlines đã bị trục xuất về nước vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.
Biển cảnh cáo tại Nhật có ghi song ngữ Nhật – Việt
Cũng là hình thức ăn cắp buôn lậu, tháng 12/2013, một đường dây trộm mỹ phẩm và quần áo hiệu trong siêu thị tại Tokyo liên quan đến người Việt bị phanh phui. Chỉ trong tháng 1/2014, quận Fukuoka còn bắt được 5 nhóm trộm cắp người Việt.
Nhiều câu chuyện về người Việt ăn cắp như một giám đốc công ty tên tuổi ở TP HCM vẫn ăn cắp ô dù trong siêu thị tại Nhật cũng đã lan truyền trên mạng xã hội.
Hình ảnh biển cảnh báo viết bằng tiếng Việt được chụp ở một siêu thị tại thành phố Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất đất nước mặt trời mọc, như một dấu chấm lửng buồn cho hành vi thiếu tự trọng này của một bộ phận người Việt ở xứ người.
2. Đi lậu vé
Đi lậu vé lại là một tật xấu khác của người Việt ở Nhật. Một số bạn trẻ thuộc cộng đồng người Việt ở nơi đây cho biết, người Việt đi tàu trốn vé ở Nhật nhiều không kể xiết. Ở những ga lớn như Ueno (Tokyo), cơ quan chức năng phải bố trí nhân viên đứng canh cửa soát vé nhưng một số người Việt vẫn ngoan cố đủ trò lách luật.
Cửa soát vé tại Nhật Bản
“Tệ hơn nữa, nhiều người Nhật khi thấy người Việt Nam ở trên tàu điện thì kéo khóa túi lại rồi ôm khư khư trước bụng”, Linh Trang, một du học sinh ở Nhật cho biết.
3. Phạm tội hình sự
Không ít người Việt bên Nhật còn phạm phải những tội nghiêm trọng hơn. Tháng 11/2013, kênhAsahi News của Nhật phát một phóng sự ghi lại cảnh 7 nghi phạm người Việt bị bắt giữ trong một vụ đánh chém hội đồng.
Người Việt Nam tại Nhật bị bắt do phạm tội đánh nhau gây thương tích
Tran Nguyen (34 tuổi) và Tran Dan (23 tuổi) bị cáo buộc cùng với ít nhất 5 người Việt khác tấn công một du học sinh người Nepal tại phố Shinjuku (Tokyo – Nhật Bản). Nạn nhân người Nepal (25 tuổi) bị tấn công bằng chân tay, và bị thương do dao ở chân.
4. Thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp
Người Nhật rất coi trọng công việc. Họ nổi tiếng là những người làm việc hăng say và thường rời văn phòng về nhà rất muộn. Đặc biệt, người Nhật rất khắt khe trong vấn đề giờ giấc và nội quy.
Tác phong của người Nhật thật sự rất khắt khe nếu so với giờ giấc hay thói quen làm việc ở Việt Nam. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà họ là một trong những cường quốc như hiện nay. Ý thức, tính kỷ luật và sự tự trọng của người Nhật luôn là một hình ảnh quốc gia rất đẹp trong mắt của bất cứ người ngoại quốc nào, và là những tiêu chí đang ngày càng được đông đảo người Việt trẻ tích cực noi theo.Bạn Hiền, nhân viên kiểm tra phần mềm tâm sự, có lần, nhóm Hiền được khách hàng giao sim để tiện kiểm tra điện thoại. Vì sim này không sẵn có, khách hàng Nhật đã yêu cầu nhóm Hiền phải làm thủ tục đăng ký để quản lý chặt chiếc sim này. Không ngờ, nhóm cô bạn chủ quan, không theo hướng dẫn, làm mất chiếc sim.
“Bên khách hàng rất giận dữ, chúng tớ phải làm kiểm điểm, báo cáo, coi lại camera và bới toàn bộ công ty để tìm. Công ty suýt nữa bị mất hợp đồng chỉ vì thói không cẩn thận của nhóm chúng tớ”, Hiền kể lại.