残業(ざんぎょう)- làm thêm ngoài giờ, hẳn là 1 từ rất quen thuộc đối với không chỉ nhân viên công ty, mà còn đối với các bạn làm baito nữa. Đó gần như là văn hóa làm việc của người Nhật, tuy nhiên cũng không hẳn là điều tốt nếu bạn phải làm trong công ty bắt làm thêm quá nhiều. Để tự bảo vệ quyền lợi của mình, trước hết chúng ta cần phải nắm được những quy định về làm thêm ngoài giờ.
Thời gian lao động 労働時間(ろうどうじかん)
(được quy định bởi Luật lao động của Nhật) là thời gian làm việc được ấn định cho người lao động.
Có 2 loại là Thời gian lao động pháp định 法定労働時間(ほうていろうどうじかん) (theo quy định của pháp luật) và thời gian lao động sở định 所定労働時間(しょていろうどうじかん) (theo quy định của công ty, được ghi trong hợp đồng lao động).
Thời gian lao động pháp định 法定労働時間
Luật lao động Nhật quy định, trừ thời gian nghỉ giải lao, thời gian làm việc tối đa của người lao động là không quá 8 tiếng 1 ngày, 40 tiếng 1 tuần. Đây gọi là thời gian lao động pháp định 法定労働時間, hay còn gọi là thời gian lao động cơ bản.Do vậy, người sử dụng lao động (công ty) phải hạn chế thời gian làm việc của người lao động dưới 40 tiếng 1 tuần, 8 tiếng 1 ngày. Vượt quá thời gian cho phép này, về nguyên tắc đó là 1 hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay việc làm thêm ngoài giờ là chuyện phổ biến đến mức đó gần như là chuyện đương nhiên ở các công ty Nhật. Lý do là giữa người lao động và người lao động đã ký 1 hiệp ước có tên gọi là hiệp ước 36 (三六協定ーサブロクきょうてい), cho phép người lao động làm thêm giờ ở 1 mức nhất định, mà ta sẽ đề cập phía dưới.
Do vậy, người sử dụng lao động (công ty) phải hạn chế thời gian làm việc của người lao động dưới 40 tiếng 1 tuần, 8 tiếng 1 ngày. Vượt quá thời gian cho phép này, về nguyên tắc đó là 1 hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay việc làm thêm ngoài giờ là chuyện phổ biến đến mức đó gần như là chuyện đương nhiên ở các công ty Nhật. Lý do là giữa người lao động và người lao động đã ký 1 hiệp ước có tên gọi là hiệp ước 36 (三六協定ーサブロクきょうてい), cho phép người lao động làm thêm giờ ở 1 mức nhất định, mà ta sẽ đề cập phía dưới.
Thời gian lao động sở định 所定労働時間
là thời gian lao động được quy định trong hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thời gian lao động sở định được dựa trên thời gian lao động pháp định, tuy nhiên không nhất thiết phải giống hoàn toàn, nhưng không được vượt quá thời gian lao động pháp định. Vượt quá thời gian lao động sở định và pháp định sẽ được coi là làm thêm giờ, cụ thể như thế nào, chúng ta cùng xem xét ở phần tiếp theo.
Làm thêm ngoài giờ
Khi thời gian người lao động làm việc vượt quá thời gian lao động quy định (thời gian lao động sở định và thời gian lao động pháp định) thì thời gian vượt quá đó được coi là thời gian làm thêm ngoài giờ 時間外労働 じかんがいろうどう(残業時間 ざんぎょうじかん).
Thời gian làm thêm lại được chia làm 2 loại: Làm thêm trong thời gian lao động pháp định, và làm thêm ngoài thời gian lao động pháp định. Công ty căn cứ vào đó để trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.
Làm thêm giờ ngoài thời gian lao động pháp định
Thời gian lao động pháp định là không quá 8h 1 ngày, 40h 1 tuần. Khi vượt quá thời gian này, khoảng thời gian vượt quá đó được coi là làm thêm giờ ngoài thời gian lao động pháp định.
Khi trả lương cho người lao động, ngoài tiền lương cơ cản, công ty còn phải trả thêm 1 khoản tiền lương làm thêm ngoài giờ, được tính theo 1 tỉ lệ nhất định trên lương cơ bản.
Làm thêm giờ trong thời gian lao động pháp định
Nếu người lao động làm việc quá thời gian lao động sở định (được quy định trong hợp đồng) nhưng không vượt quá thời gian lao động pháp định, thì thời gian làm thêm đó được gọi là làm thêm giờ trong thời gian lao động pháp định.
Đối với làm thêm trong thời gian lao động pháp định, công ty chỉ cần trả cho người lao động tiền lương cơ bản được ghi trên hợp đồng là đủ.
Ví dụ minh họa:
Công ty ký hợp đồng lao động với người lao động, quy định thời gian lao động là từ 9:00 ~ 17:00, trong đó có 1 tiếng nghỉ trưa.
Trường hợp 1: người lao động làm việc từ 9~18h. Khi đó thời gian làm việc là 8h, thời gian lao động sở định là 7h, thời gian làm thêm giờ là 1h.
Tuy nhiên, trừ thời gian nghỉ trưa, tổng thời gian làm việc là 8h, vẫn trong phạm vi cho phép của thời gian lao động pháp định. Tức là, nếu dựa trên thời gian lao động pháp định thì đây không phải là thời gian làm thêm giờ. Về nguyên tắc, công ty chỉ cần trả lương tính theo giờ theo quy định trong hợp đồng chứ không cần trả thêm khoản phụ cấp làm thêm giờ cho người lao động.
Trường hợp 2: người lao động làm việc từ 9~19h. Trong trường hợp này, thời gian làm việc của người lao động vượt quá cả thời gian lao động sở định và pháp định, nên được coi là làm thêm ngoài thời gian lao động pháp định. Ngoài tiền lương được quy định, công ty phải trả thêm 1 khoản phụ cấp làm thêm ngoài giờ cho người lao động.
Lưu ý:
Không phải trong trường hợp nào bạn cũng có thể nhận được lương tương ứng với thời gian làm thêm giờ đó. Nó còn phụ thuộc vào hợp đồng bạn ký với công ty, hình thức tính giờ như thế nào.
Ở Nhật, đối với các công việc khó quản lý thời gian như IT, developer, designer, sales… Các công ty thường áp dụng chế độ giờ làm tự do 裁量労働制 (さいりょうろうどうせい), thường ít được tính thời gian làm thêm, hoặc có tính thì áp dụng với khung giờ nhất định như sau 10h đêm.
Đối với các cơ quan công vụ hành chính, nhà máy, để quản lý thời gian thì họ áp dụng Chế độ thời gian lao động tiêu chuẩn 標準労働時間(ひょうじゅんろうどうじかん)tức là nếu ở lại làm thêm so với khung giờ quy định, bạn sẽ được tính lương theo lương làm thêm giờ.
Ngoài ra, hiện nay có khá nhiều công ty áp dụng chế độ みなし残業, tức là trong mức lương hàng tháng đã bao gồm 1 số giờ làm thêm nhất định. Nếu tổng số giờ làm thêm trong khoảng đó bạn sẽ chỉ nhận được lương đã quy định trong hợp đồng mà không phát sinh thêm lương làm thêm. Nếu tổng số giờ làm thêm trong tháng vượt qua số giờ làm thêm quy định trong hợp đồng, bạn sẽ nhận được tiền lương làm thêm phát sinh trên số giờ vượt quá đó.
Do vậy, trước khi ký hợp đồng, các bạn cần đọc kỹ các điều khoản để tránh thiệt thòi khi tính lương làm thêm sau này.Cách tính lương làm thêm giờ
Cũng có những công ty có quy định riêng về về cách tính lương làm thêm ngoài giờ, tuy nhiên về cơ bản thì được quy định như sau:
Khoảng thời gian làm thêm sau 8 tiếng thông thường: tăng 25% lương cơ bản
Khoảng thời gian làm thêm rơi vào từ 10h đêm đến 5h sáng ngày hôm sau: tăng 50% lương cơ bản
Làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ: tăng 35% lương cơ bản.
♦ Đối với những người nhận lương cố định theo tháng:
Đối với những người lao động nhận lương cố định theo tháng chứ không tính theo lương giờ, thì cách tính toán có phức tạp hơn 1 chút vì lương tháng bao gồm các loại phụ cấp khác nên trước hết cần trừ các khoản trợ cấp, sau đó chia cho số giờ làm việc để ra lương theo giờ và tính lương làm thêm theo lương giờ đó.
Người lao động có thể làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?
Như ở trên đã nói, về nguyên tắc, việc để cho người lao động làm quá 8 tiếng 1 ngày, quá 40 tiếng 1 tuần là 1 hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động (công ty) đã ký kết 1 hiệp định cho phép người lao động được làm thêm ngoài giờ trong 1 phạm vi cho phép. Hiệp định này được gọi là Hiệp định 36 (サブロク協定)
Tuy ký kết hiệp định 36, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty có thể tùy ý bắt người lao động làm thêm bao nhiêu cũng được. Hiệp định cũng có quy định về thời gian làm thêm giờ tối đa, công ty và người lao động bắt buộc phải tuân thủ theo những quy định này để tránh vi phạm pháp luật.
Thời gian làm thêm giờ tối đa cụ thể như sau:
Dù giữa người lao động và công ty có kí bất kì 1 hiệp định nào khác ngoài hiệp định 36 thì cũng không được phép vượt quá số giờ quy định trên.
Trên thực tế, vẫn có không ít những công ty vẫn ép nhân viên làm việc quá giờ rất nhiều. Những công ty đó được gọi là các công ty đen ブラック企業(ブラックきぎょう). Hoặc có những công ty lách luật bằng cách yêu cầu nhân viên khai giảm số giờ làm thêm trong tháng. Nếu làm thêm quá 45 tiếng 1 tháng, thường sẽ phải viết tường trình lý do, cách khắc phục v.v.. Những nhân viên thường khai giảm xuống vì không muốn rắc rối hoặc ảnh hưởng tới quan hệ với công ty.
Thực tế hiện nay có nhiều công ty đã áp dụng luật làm thêm sai quy định; ép người lao động làm thêm ngoài giờ vượt quá khung thời gian. Để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình và những người thân quen các bạn nên nắm rõ về Luật lao động Nhật Bản.