Cách viết CV tiếng Nhật

Ở bài trước, chúng tôi đã cho các bạn biết về những lưu ý về cách viết cv tiếng Nhật, hướng dẫn những điều căn bản phần 1, sau đây chúng tôi sẽ tiếp tục với bài viết “Cách điền CV tiếng Nhật” phần 2:

  1. Chứng chỉ, bằng cấp, giấy phép (免許・資格)

Bạn nên điền tất cả các chứng chỉ, giấy phép mình đạt được mặc dù có thể không liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Mục này bạn điền theo thứ tự từ thời gian trong quá khứ đến hiện tại.

Ví dụ bạn đã đỗ JLPT N2 vào kỳ tháng 7 năm 2015 và đang học JLPT N1 kỳ tháng 12 năm 2016 thì viết như trên.

Các chứng chỉ, bằng cấp là một trong những căn cứ để nhà tuyển dụng có được sự đánh giá ban đầu đối với người ứng tuyển. Việc tham gia các kì thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,… sẽ giúp bạn trang bị những kĩ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc.

  1. Môn học và chuyên ngành

Nếu bạn học cấp 3 và trung cấp thì ghi các môn học ở cấp 3. Sau đó nên ghi lý do bạn thích môn học đó. Nếu bạn học đến Đại học, Cao đẳng thì bạn nên ghi tên chuyên ngành bạn đã học tại trường.

  1. Sở thích và kỹ năng đặc biệt

Mục này bạn có thể điền các sở thích của mình như: đọc sách, âm nhạc, xem thể thao. Bạn cũng có thể viết lý do mình yêu thích.

Bạn không nên ghi các sở thích tiêu cực: cờ bạc, rượu bia, chơi game,… vì người phỏng vấn sẽ đánh giá không cao những ứng viên như vậy.

  • Kỹ năng đặc biệt

Nếu bạn đạt được thành tích trong học tập hay hoạt động xã hội thì nên đưa vào CV, vì đây sẽ là điểm mạnh khiến bạn dành được điểm so với các ứng viên khác.

Dù bạn không có kỹ năng đặc biệt, không đạt được giấy khen, các giải thưởng hay huy chương nhưng bạn không nên tự ti, bạn có thể ghi như sau:

ストレスがたまらない

美味しいベトナム料理ができます

ピアノができます

チェスが上手です

初めてでも誰ともコミュニケーションが取れます

計画するのが得意です

何事もすぐに決めます

人が困っていたらすぐに手伝います

綺麗に掃除ができます

Tham khảo: http://tokugi.jp

  1. Giới thiệu bản thân 自己PR

Mục này bạn không nên giới thiệu bản thân thông thường như gia đình, quê hương mà bạn nên viết các điểm mạnh của bạn để được người phỏng vấn quan tâm. Bản nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những khả năng, tố chất của bản thân, những gì bạn có thể đóng góp cho công việc, công ty mà bạn đang ứng tuyển.