Hỏi đáp về nền Giáo dục của Nhật Bản

Hỏi đáp về nền Giáo dục của Nhật Bản

 
– Chế độ giáo dục hiện nay ở Nhật bản được bắt đầu từ khi nào?
– Ở Nhật có những loại trường học nào?
– Tỷ lệ vào học cấp 3 và đại học ở Nhật là bao nhiêu phần trăm?
– Trường học ở Nhật và Mỹ khác nhau ở điểm nào?
– Tại sao ở Nhật có nhiều trung tâm dạy thêm và trường dự bị đại học như vậy?
 
 Chế độ giáo dục hiện nay ở Nhật bản được bắt đầu từ khi nào?
 
Nguồn gốc của chế độ hiện nay được hình thành từ năm 1872. Cho đến thời Edo thì người dân vẫn học trong những ngôi chùa. Đầu tiên thì trên pháp luật quy định thời hạn giáo dục bắt buộc là 4 năm, không phân biệt thân phận, giới tính, giàu nghèo. Nhưng đồng thời luật pháp cũng quy định học sinh phải đảm nhiệm tất cả kinh phí dành cho học tập. Dần dần giáo dục trở thành tập quyền, năm 1903 Nhật Bản có bộ sách giáo khoa đầu tiên. Năm 1907 thời hạn giáo dục bắt buộc được chuyển thành 6 năm. Sau cuộc chiến Thái Bình Dương, chính sách giáo dục mang tính chất quốc gia. Nam và nữ không học chung 1 lớp. Năm 1947 ban hành luật mới về trường học, đây là nền tảng cho nền giáo dục hiện nay của Nhật với 6 năm cấp 1 và 3 năm cấp 2. Tiếp theo là 3 năm cấp 3 và 4 năm đại học, nhưng giáo dục từ cấp 3 trở lên là không bắt buộc.
 
Ở Nhật có những loại trường học nào?
 
Sau đây là tên các loại trường hiện đang có ở Nhật. Phần trong ngoặc thời gian học.
 
+ Mẫu giáo (1-3 năm)
+ Tiểu học (6 năm, từ 6 đến 12 tuổi)
+ Trung học cơ sở (3 năm, từ 13 đến 15 tuổi)
+ Trung học phổ thông (3 năm)
+ Cao đẳng kỹ thuật (5 năm rưỡi đối với ngành Hàng hải và 5 năm đối với các ngành còn lại)
+ Đại học ngắn hạn (2 năm)
+ Đại học chính quy (4 năm)
+ Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
+ Trường trung cấp (1 năm trở lên)
+ Trường đặc biệt
 
Trong này thì tiểu học và trung học cơ sở là giáo dục bắt buộc, trường cao đẳng kỹ thuật là trường dạy các kỹ năng và kiến thức về công nghiệp và hàng hải, chỉ cần tốt nghiệp 9 năm giáo dục bắt buộc là có thể thi vào các trường này. Học sinh tốt nghiệp cấp 3 tại Nhật có thể thi vào năm thứ 4 của trường và tốt nghiệp cấp 3 tại các nước khác có thể thi vào năm thứ 3 của trường cao đẳng kỹ thuật Trường dạy nghề dạy về nấu ăn, may vá, thủ thư, thiết kế… Hệ thống này có 2 chương trình dành riêng cho học sinh tốt nghiệp cấp 2 và học sinh tốt nghiệp cấp 3. Trường đặc biệt là những trường dành cho học sinh bị khuyết tật.
 
Tỷ lệ vào học cấp 3 và đại học ở Nhật là bao nhiêu phần trăm?
 
heo thống kê năm 2001 thì tỷ lệ vào đại học là 48,6%. Năm 1960 tỷ lệ này là 10,3%. Tỷ lệ học cấp 3 là gần 100% (chính xác là 96.9%) do vậy nhiều người có chủ trương đưa giáo dục cấp 3 thành giáo dục bắt buộc. Hiện nay tỷ lệ học sinh học đại học cao nhất là Mỹ với 50%, cao thứ 2 là Nhật, tiếp theo là Pháp, Đức, Anh.
 
Trường học ở Nhật và Mỹ khác nhau ở điểm nào?
 
Nhìn chung thì hệ thống giáo dục của hai nước là giống nhau, điểm khác nhau duy nhất trong hệ thống giáo dục là ở Mỹ thì ngành Y, Luật và Thương mại thì chia riêng trường đại học và trường đào tạo sau đại học. Ngoài ra có những sự khác nhau khác về giáo dục:
 
+ Ở Mỹ không có sự chỉ đạo theo một khuôn mẫu bắt buộc như ở Nhật, và ở Mỹ chú trọng nhiều vào thực hành.
+ Ở Mỹ không có sách giáo khoa thống nhất do chính phủ đưa ra và cũng không có sự cạnh tranh khốc liệt để vào trường đại học như ở Nhật. Ở Nhật mặc dù thi vào Đại học rất khó nhưng đã vào thì hầu như là chắc chắn sẽ tốt nghiệp.
 
Tại sao ở Nhật có nhiều trung tâm dạy thêm và trường dự bị đại học như vậy?
 
Có lẽ trên thế giới không nước nào có tình trạng hỗn loạn về trung tâm dạy thi và trường dự bị đại học nhiều như ở Nhật. Ngay cả ở Anh và Pháp là những nước có tuyển chọn chặt chẽ học sinh thi vào những trường đại học danh tiếng nhưng cũng không có chế độ thi tuyển vào những trường mẫu giáo nổi tiếng như ở Nhật. Ở Nhật nhiều phụ huynh vẫn quan niệm rằng nếu cho con học những trường mẫu giáo nổi tiếng thì con mình sẽ duy trì tốc độ đó và vào được những trường đại học nổi tiếng. Hầu hết những học sinh từ tiểu học cho đến những học sinh cấp 3 đều đi học thêm để sau này có thể thi vào những trường đại học nổi tiếng. Lý do việc đi học thêm này cũng giống như ở nước ta. Nếu chỉ học những kiến thức trong nhà trường thì không thể giải đề thi đại học được. Tất cả những việc này đều là để sau này có thể xin việc làm vào một công ty lớn có việc làm ổn định. Đây là hậu quả của việc quá coi trọng bằng cấp ở Nhật.