Việt Nhật mối tương quan văn hóa

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu viện trợ cho Việt Nam, nên tất nhiên có ảnh hưởng lớn về kinh tế… Người Việt yêu chuộng và dùng khá nhiều hàng hoá Nhật, nhất là đồ điện gia dụng, xe gắn máy, xe hơi…

 

Về mặt tinh thần, nói chung, người Việt ở Nhật có lẽ cũng học được tính chăm chỉ, cẩn thận, đàng hoàng. Thế hệ du học sinh chúng tôi thời trước hay thời này cũng vậy, khi so với tập thể du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì thấy có điểm nổi bật ở chỗ đó là một tập thể tương đối có trên dưới như quan hệ đàn anh – đàn em (tiền bối – hậu bối) của Nhật.

Nhật Bản qua các Giáo Sư Kinh Tế đã cố vấn trong việc hoạch định đường lối kinh tế và Giáo Sư Luật cũng cố vấn trong việc soạn thảo

 Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam. 

    

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nói chung ảnh hưởng văn hóa giữa hai dân tộc chưa nhiều, một số phim võ sĩ đạo thời thập niên 60 vẫn còn xa lạ với người Việt, nhưng xét cho kỹ thì thấy cũng có một số tương quan khá đặc biệt. Do trao đổi thương mại từ thế kỷ 17 mà người Việt thấy tiền đồng của Nhật rồi lấy chữ “đồng” làm đơn vị tiền tệ của mình. Và từ thời ấy, người Việt đã thích những cây kiếm thật sắc của người Nhật. Về mặt nghệ thuật, từ đầu thập niên 1940, đã có hai phụ nữ Việt đi Nhật học cắm hoa (ikebana, sinh hoa), sau này một số người lớn tuổi thích chơi “bonsai” (bồn tài, loại cây kiểng thu nhỏ), người Việt cũng biết vườn Nhật Bản (Nihonniwa, Nhật Bản Ðình) nổi tiếng là đẹp.

Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tụng với nhau câu: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”. Người vợ Nhật nổi tiếng chiều chồng, được coi là mẫu người lý tưởng của người Việt. Ðó là quan niệm của người Việt, nên khi gặp người Nhật, dù là nam hay nữ, người Việt hay hỏi là có biết là người Việt nghĩ như vậy không. Với phụ nữ Nhật thì như vậy, nhưng với đàn ông Nhật, người Việt có vẻ e dè vì tính kỷ luật, lạnh lùng và hơi phong kiến.

Có một hiện tượng đã ăn sâu vào tâm trí người Việt thời nay đó là phim bộ “Oshin”, kể về cuộc đời cô bé nhà nghèo đi ở đợ bị hành hạ, gặp không biết bao nhiêu điều khốn khổ và những chuyện đầy tình nghĩa. Nguyên tác và truyện phim của Sugako Hashida (Kiều Ðiền Thọ Gia Tử). Phim do đài NHK thực hiện chiếu nhiều kỳ vào năm 1982, kể về hoàn cảnh của cô bé Oshin sống ở miền quê thời Minh Trị năm 40 (1907) mới 5 tuổi đã phải đi ở đợ, cũng giống hoàn cảnh của khá nhiều người Việt. Sau đó, phim được chuyển ra tiếng Việt và đài truyền hình Việt Nam chiếu từ mùa hè năm 1994 kéo dài khoảng một năm. Mỗi lần chiếu một giờ, người Việt rất hâm mộ nên khi đó mọi người tập trung ở nhà xem, ngoài đường vắng hẳn bóng người, là hiện tượng hầu như chưa từng có ở Việt Nam. Có điều, nhiều người Việt ở Nhật nhưng không xem trên đài NHK năm 1982 hay không xem ở Việt Nam thời năm 1984 thì lại không biết gì về “Oshin”. Nay nuốn xem phải ra tiệm thuê băng về xem. Ngày nay, người Việt hay nói đùa với nhau:

– “Nhà có Oshin không?”, có nghĩa là nhà có nuôi người làm không?- “Oshin kìa”, mỗi khi gặp phụ nữ Nhật ở Việt Nam.

– “Ði Oshin”, có nghĩa là đi làm lao động ở Nhật.

– Khi lấy chồng người Nhật, các cô và bà mẹ ruột đều nghĩ tới “Oshin”, vì cũng sợ rơi vào hoàn cảnh bị đối xử tàn tệ như đối với “Oshin”…

Vì “Oshin” quá nổi tiếng, nên có tiệm ăn Nhật ở đường Ðệ Tam, Sài Gòn cũng lấy tên là “Oshin”. Riêng đối với trẻ em Việt thì chúng say mê các truyện bằng tranh ấn bản tiếng Việt như “Ðôrêmon” (tiếng Nhật là Doraemon, Con Mèo). Gồm các nhân vật chính là con mèo Ðôrêmon có phép, cậu bé Nôbita (Nobita) khờ khạo mà ham chơi may mắn được Ðôrêmon giúp, cô bé Xuka (Shizuka) dễ thương, cậu bé Chaien (Takeshi, biệt danh Giant) lớn con bạn với Xêkô (Suneo) hay ăn hiếp Nobita… Ðây là tác phẩm trường thiên nổi tiếng làm say mê biết bao nhiêu triệu trẻ em Nhật và thế giới của danh họa Fujio Fujiko (Bất Nhị Hùng Ðằng Tử, mất năm 1996). Ðầu thập niên 90, khi tác giả còn sống, ông đã từng sang thăm Việt Nam và được tiếp đón nồng nhiệt.

Bí ẩn bộ bài Tổ Tôm, hay mối quan hệ Nhật – Việt chưa có giải đáp

Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ…

Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá cao. Người không quen có thể chơi theo kiểu Ðánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như “xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)” của bài Tây gọi là Ðánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài. Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là “văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là “majan” (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán.

Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc “Kimono” thời Edo, trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật.
Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích “bí ẩn” như vậy. Nếu ai biết xin lên tiếng hộ.
Giáo Sư Yumio Sakurai thuộc Ðại học tổng hợp Tokyo trình bày trong chương trình (Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử) cũng đã đề cập đến “bí ẩn” của bộ bài Tổ Tôm.
Chúng tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết:
– Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong “Le To Tom, L’Annam Nouveau”, 1932, vol. 125 – vol 143.
– Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn (Ấn Ðộ Chi Na – Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Ðông Nam Á) do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Ðông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình phong tục Nhật.
– Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn “Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1” do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi.
Chúng tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài “nhất thang” (chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được.
Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai.

Ảnh hưởng Việt Nam đối với Nhật Bản 
            

              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày nay, đủ mọi thành phần người Nhật tới Việt Nam. Có điểm lạ là hầu hết phái nam thuộc chính quyền hay giới thương mại, đi lo những việc “lớn”, kể cả việc lớn nhất đời người là tìm vợ Việt vì họ mê cái dáng gầy mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam lắm. Cứ nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tính từ “đẹp”. Không có thống kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng tới nay ước khoảng vài trăm. Còn phái nữ đông đảo hơn thì đa số qua Việt Nam may áo dài, mua sắm đồ thủ công nghệ và ăn thức ăn Việt Nam, trái cây… một số người trẻ tự lo học tiếng Việt để qua Việt Nam nói chuyện xã giao. Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn.

Người Nhật biết nhiều nhất đến bánh tráng và nước mắm Việt Nam. Họ thích nhất là gỏi cuốn gọi là “nama harumaki” (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là “age harumaki” (dương xuân quyển), người rành hơn thì biết cả bánh cuốn gọi là “mushiharumaki” (chưng xuân quyển), rồi gỏi bì, bò bía cho đến bánh tráng rế (dạng lưới) mới chế ra từ khoảng năm 1998… Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam. Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có bánh tráng sống, muốn ăn phải chiên hay hấp, chứ không có loại lên men, có thể ăn sống như của Việt Nam. Loại bánh tráng xuất cảng từ Thái cũng là do người Việt ở Ðông Bắc Thái làm ra. 

Tới năm 2000, đã có khoảng 10 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam bằng tiếng Nhật, mà dường như không thấy có cuốn dạy nấu món ăn Nhật bằng tiếng Việt nào ở Việt Nam. 

Có một số người Nhật tới Việt Nam học tiếng Việt rồi học thêm nhạc khí cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung… Nếu chỉ nhìn các cô gái mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể biết được đó là những người Nhật. Tới năm 2000, bên cạnh khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Hầu như tháng nào họ cũng được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Việt-Nhật. 

Hàng trăm cửa tiệm có bán đồ ăn và đồ thủ công nghệ Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu giữa hai dân tộc. Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, một đôi khi thì bị trộm cắp hay làm khó dễ ở phi trường. Họ thấy nhiều người Việt nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có. Họ muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt. 

Thêm điểm nữa mà nhiều người Vệt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn. Và người Việt nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữa. Khi hiểu ra họ cười nghiêng ngả. 

Trong mối giao lưu Nhật-Việt, về phía Nhật Bản, có thể nói ở cấp cao thì công của phái nam, còn cấp đại chúng thì là công lớn của phái nữ. Về phía Việt Nam, thì không biết bên nào công lớn hơn? Hay là bằng nhau?

Tương quan ngôn ngữ 

Thời Thế Chiến Thứ 2, người Việt biết đến các từ “Joto” (tốt), “Jotonai” (không tốt), “Arigato” (cám ơn), “Sayonara” (tạm biệt) v.v… 

Ngày nay, người Việt biết tiếng Nhật qua các nhãn hiệu xe cộ như Honda, Suzuki, Yamaha, Toyota, Matsuda, Mitsubishi, Hitachi, Sony, Sanyo, Canon, Nikkon, Ajinomoto, Itochu, Nisho Iwaị.., rồi Kimono, Judo, Akido, Karate, Sumo…, các địa danh Tokyo, Osaka, Kobe, Hiroshima, Nagasaki, …, sau này biết thêm “samurai (võ sĩ đạo), gesha (nữ tiếp viên rượu), sushi (cơm nắm cá), sashimi (gỏi cá), wasabi (mù tạt)…, ofuro (nhà tắm), tatami (chiếu)…”. Còn người Nhật biết đến tiếng Việt qua các từ “áo dài, nón lá, bánh tráng, nước mắm, chả giò, gỏi cuốn, phở bò, phở gà…, đổi mới”, các địa danh “Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hạ Long, Hội An…”. 

Nhưng nếu đi sâu hơn, thì chúng ta thấy hai dân tộc không chỉ biết nhau có vậy. Người Việt đã dùng hàng trăm từ Hán-Việt trong lãnh vực khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn do người Nhật ghép các chữ Hán đơn thành chữ Hán kép mà cứ tưởng do người Hoa đặt ra. Như các từ “tự do, dân chủ, cộng sản, triết học, xã hội, kinh tế, chính trị, diễn đàn, vấn đề, phương pháp, lập trường, diễn thuyết…” và khoảng 30 đến 40 % số các thuật ngữ toán trong bậc Trung Học là do người Nhật chế ra, du nhập vào Trung Hoa, được dùng trong Tân Thư rồi truyền vào Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn khi soạn cuốn Tự Ðiển Danh Từ Khoa Học khoảng 60 năm trước, để tìm từ đối dịch, ông đã tham khảo chính các từ điển Trung Hoa và Nhật Bản. Nay người Việt còn biết thêm “Oshin, Ðôrêmon, nam ca sĩ Ryo Sasakị..”. Tới năm 2000, có khoảng 100000 người học tiếng Nhật ở Việt Nam và 14000 người Việt ở Nhật, thì chắc chắn còn tiếp tục du nhập thêm rất nhiều từ nữa. 

Ngược lại, số người Nhật qua Việt Nam khá nhiều, mỗi năm khoảng 70,000 người, nên họ biết khá nhiều địa danh Việt như “Biên Hoà, Cần Thơ, Mỹ Tho, Nha Trang, chùa Hương, Lạng Sơn, Sapa, Bát Tràng, Ðà Lạt, Củ Chi, Tân Sơn Nhất, Nội Bài…” và những thức ăn, sản phẩm thủ công nghệ Việt Nam được giới thiệu ở Nhật, nên người Nhật biết đến các từ “phở bò, phở gà, nem, bánh chưng, bánh tét, bánh dầy, bánh cuốn, bún bò huế, giò lụa, thịt chó, bia, rượu đế, mắm tôm… “, trái cây như “đu đủ, mít, soài, thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, rau muống…”, các nghệ sĩ như “Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ái Vân, Như Quỳnh, Hương Lan, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tam Ca Áo Trắng, Mỹ Linh, Hồng Hạnh, Lam Trường…”, các bản nhạc như “Diễm Xưa (Utsukushìmukashi, Mỹ Tích), Hạ trắng (Gekkabijin, Nguyệt Hạ Mỹ Nhân)…”, nhạc khí như “đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung…”. Chúng tôi định sưu tập khoảng một ngàn từ loại này và đưa vào trong cuốn Từ Ðiển Nhật-Việt do chúng tôi biên soạn để đẩy mạnh thêm sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc (sẽ hoàn tất trong vài năm tới). 

Tôi có dạy tiếng Việt cho một số người Nhật, bao giờ cũng vậy, bắt đầu bằng màn giáo đầu kéo dài khoảng một giờ đồng hồ giới thiệu sơ về tiếng Việt và tương quan giữa tiếng Việt, Nhật và Hoạ Mục đích là để người học có khái niệm cơ bản về ngôn ngữ họ học, thấy gần gũi hơn vì chúng vốn có nhiều quan hệ. Qua đó, họ biết rõ thế nào là âm Nôm (tương đương với âm kun của Nhật), âm Hán-Việt (tương đương với âm ON của Nhật), chữ Hán và chữ Nôm (tương đương với Quốc Tự của Nhật), đặc trưng phát âm của 12 mẫu âm Việt so với 5 mẫu âm Nhật và 6 dấu thinh Việt so với hầu như không có dấu thinh của Nhật v.v… ra sao. 

Thời Bắc thuộc (năm 111 trước Tây Lịch đến năm 939), khi Trung Hoa cai trị Việt Nam, người Việt có tiếng nói nhưng chưa có chữ viết (trừ một vài dân tộc thiểu số nào đó có chữ viết thô sơ). Thí dụ:1, 2, 3, là “một, hai, ba…” 

Người Hoa đưa vào”Chữ Hán và âm đọc Quảng Ðông: “dách, dì, xám…”. Trí thức Việt thời đó học chữ Hán và nói tiếng Hoa. Nhưng từ thời Ngô Quyền giành độc lập, người Việt bắt đầu có khuynh hướng bỏ tiếng Hoa và quay ra đọc chữ Hán theo phiên âm Hán-Việt. Qua thế kỷ 13, để viết tiếng Việt, bắt đầu tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để diễn tả “một, hai, ba…”. Có tổng cộng khoảng 5000 chữ thuần Nôm và 5000 chữ trùng hình với chữ Hán. 

Trong khi đó, chữ Hán vào Nhật Bản qua ngả Triều Tiên hay trực tiếp vào thế kỷ thứ 2 đến 4. Khi đó người Nhật cũng có tiếng nói mà không có chữ viết. Thí dụ:1, 2, 3… là hitotsu, futatsu, mitsu…” 

Du nhập vào:Chữ Hán và đọc theo âm Hán-Nhật (ON) là ” ichi, ni, san…”. 

Qua thế kỷ thứ 8, để viết tiếng Nhật, họ mới bắt đầu tạo ra Quốc Tự (Kokkuji), có tổng cộng khoảng 5000 Quốc Tự nhưng nay chỉ thông dụng 5, 7 chữ. Sở dĩ như vậy vì họ đã dựa vào chữ Hán để tạo ra thêm 46 ký âm Hiragana (Bình Giả Danh, nét mềm do viết tháu chữ Hán) và 46 ký âm Katakana (Phiến Giả Danh, nét cứng do lấy một phần chữ Hán) gọn gàng và tiện dụng hơn. 

Như vậy, Việt Nam và Nhật Bản (kể cả Triều Tiên) có hoàn cảnh khá giống nhau, cùng thuộc khối văn hóa Hán, có âm Hán-Việt và Hán-Nhật đọc gần giống nhau vì cùng dựa trên âm đọc của Trung Hoạ Như “quốc kỳ – kokki, quốc ca, kokka, trà Ố cha…”, còn âm Nôm và âm Nhật thì hoàn toàn khác nhau. Tiếng Việt đơn âm, tiếng Nhật đa âm (tiếng Hán-Nhật cũng thuộc loại đơn âm, âm thứ hai nếu có là âm câm). Từ đó, có sự quan hệ đặc biệt sau (ở đây thí dụ bằng La-Tinh phiên âm Bắc Kinh hay Quan Thoại của tiếng Hoa, âm Quảng Ðông v.v… cũng tương tự): 

– Tiếng Việt và Hoa ít nét (3 mẫu tự trở xuống) thì tiếng Nhật là đoản âm. 
cổ – gu – ko
sở – suo – sho
ổ – zu – so
đô – dou – to

– Tiếng Việt và Hoa nhiều nét (3 mẫu tự trở lên) thì tiếng Nhật là trường âm (lý do là tiếng Nhật không có “tận cùng bằng ng, mẫu âm kép, dấu thinh…” nên đã thay bằng trường âm). 
công – gong – kò
thương – sang – shò
tưởng – xiang – sò
đông – dong – tò

– Tiếng Việt và Hoa 3 mẫu tự thì tiếng Nhật có thể là đoản âm, có thể là trường âm.
cấu – gou – kò
thư – shu – sho
tôn(g) – zong – shù (nguyên là tông, nhưng vì kỵ húy tên vua nên đổi là tôn)

Quy luật trên đúng khoảng 95%. Có một số ngoại lệ vì tiếng Hoa có nhiều âm mà tiếng Việt và Nhật khi phiên đã dựa trên những âm khác nhau: số – shu – sù, tiếng Nhật có cả su nhưng rất ít dùng. 

Trong khi Việt Nam tạo từng chữ Nôm, thì người Nhật cũng tạo ra Quốc Tự và thêm ký tự Hiragana, Katakana. Cho tới nay, người Việt thường chỉ viết tay chữ Nôm, nhưng từ năm 2000, với chương trình đánh chữ Nôm của Nhật thì người Việt có thể đánh chữ Nôm dạng TrueType thật là đẹp chung với chữ Hán và chữ Quốc Ngữ. 

Câu tiếng Việt căn bản là danh từ – tính từ – động từ – túc từ, tiếng Nhật là tính từ – danh từ – túc từ – động từ. Tiếng Việt khi dùng âm ghép Hán-Việt thì hầu hết cũng là tính từ – danh từ như tiếng Nhật. Ðặc biệt tiếng Việt không chia động từ và tính từ như tiếng Nhật. 

Tại sao chỉ có chữ Việt đổi ra La-tinh? 

Trong các ngôn ngữ thuộc hệ chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu và Việt Nam, chỉ có Việt Nam ta đổi ra dùng mẫu tự La-Tinh. Tiếng nói các nước trên đều có thể ghi bằng La-Tinh, có phần còn dễ hơn tiếng Việt, nhưng mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng nên không thay đổi được. 

Việt Nam, do bị Pháp đô hộ hoàn toàn, nên năm 1911 nhà cầm quyền Pháp ra nghị định dùng chữ Quốc Ngữ và năm 1945 nhà cầm quyền cả hai miền Nam Bắc cổ động dùng. Nhưng cũng do yếu tố quan trọng là tiếng Việt có tới khoẳng 15000 âm, nên ít bị đồng âm dị nghĩa, nhiều nhất là âm “kỳ”, có khoảng 10 chữ Hán và nghĩa khác nhau, còn đa số một âm có chỉ một hay hai nghĩa. 

Nhật Bản do chỉ có 120 âm, nên đồng âm dị nghĩa rất nhiều, như âm “yoshí hay “shò”, mỗi âm có khoảng 300 chữ Hán, nên nếu viết bằng La-Tinh thì không rõ nghĩa. 

Trung Hoa, tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại có 420 âm, còn Quảng Ðông, Phúc Kiến cũng có 5- 7000 âm. Nhưng nếu viết La-Tinh theo tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại thì các vùng khác không hiểu được. Vì Trung Hoa rộng lớn, có 8 tiếng nói chính và hằng trăm tiếng nói của người thiểu số. Chỉ viết bằng chữ Hán thì cả nước mới có thể đọc và hiểu được, do đó, chữ Hán là văn tự duy nhất có thể dùng để thống nhất cách viết, còn vùng nào cũng vẫn cứ đọc theo tiếng vùng đó.

Tiếng Việt cũng là một lợi khí kiếm tiền        

 
           
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Song song với phong trào thích món ăn, đồ thủ công nghệ Việt Nam, số người Nhật học tiếng Việt cũng gia tăng theo với thời gian. Sách học tiếng Việt sơ cấp và trung cấp bằng tiếng Nhật đã có trên 10 cuốn (có cuốn tái bản đến 20 lần), nhưng vẫn chưa có các từ điển Nhật-Việt hay Việt-Nhật tương đối đầy đủ.

Cho tới năm 2000, ước tính có khoảng 50 trường dạy tiếng Việt ở Nhật và đã có khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt. Từ những trường chuyên môn nổi tiếng lâu đời như Tokyo Gaigo Daigaku (Ðông Kinh Ngoại Ngữ Ðại Học, từ cuối năm 1999 đã dời về thành phố Chufu thuộc Tokyo), Osaka Gaigo Daigaku (Ðại Phản Ngoại Ngữ Ðại Học), Kyoto Gaikokugo Daigaku (Kinh Ðô Ngoại Ngữ Ðại Học), Asia Africa Gogakuin (Á Phi Ngữ Học Viện), Waseda Hoshien (Tảo Ðạo Ðiền Phụng Sự Viên), một số đại học có lớp tiếng Việt như Ðại Học Keio Gijuku (Khánh Ứng Nghĩa Thục), Ðại Học Waseda (Tảo Ðạo Ðiền)… cho tới những hội đoàn cũng mở lớp dạy tiếng Việt. Ða số sinh viên Nhật học bốn năm Ðại Học hay thêm hai năm Cao Học về tiếng Việt đều đi Việt Nam ít nhất một năm để học thêm cũng như nghiên cứu viết luận án. Nói chung, người Nhật rất chăm học, nhưng vì phát âm của họ vốn quá đơn giản, nên khi họ phát âm tiếng Việt với 12 mẫu âm, nhiều mẫu âm kép và 6 dấu thinh thì cảm thấy rất khó khăn. Người dạy là người Việt cũng như Nhật, trong số đó, chỉ có một ít là chuyên môn, còn đa số là tay ngang, như ở Nhật lâu năm hay du học rồi đi dạy thêm để kiếm tiền, một giờ trung bình 1500 đến 2500 Yen (14 đến 23 Mỹ Kim), tính ra cao gấp hai đi làm bình thường. Trong khi đó, người Nhật qua Việt Nam dạy tiếng Nhật thường với tính cách thiện chí, mức trợ cấp chỉ khoảng 100 đến 200 Mỹ Kim / 1 tháng.

Hoài Thu Tổng hợp