Các tôn giáo ở Nhật

Nhật Bản. Thần đạo là tôn giáo bản xứ của người Nhật Bản và cũng xưa như nước Nhật. Đó là tôn giáo chính của Nhật Bản bên cạnh Phật giáo. Thần đạo không có người sáng lập, cũng không có các loại kinh kệ riêng như kinh Thánh hay kinh Phật. Việc truyền đạo và thuyết giáo cũng khác nhau và hầu hết những đám tang đều được tổ chức theo kiểu Phật giáo.

Tư tưởng của Thần đạo khác với những tôn giáo khác ở chỗ không cấm hay buộc con người làm gì, mà chỉ khuyên nên hướng tới sự trong sáng và tránh điều ác. Giết chóc đối với Thần đạo là điều ác và không nên giết sinh vật trừ khi vì sự sống còn của bạn, nên trước khi ăn thường phải nói câu Itadakimasu! (戴きます) để cảm ơn những sinh linh đã chết để trở thành thức ăn, ngày nay điều này đã trở thành một phong tục. Những người hay sinh vật bị giết một cách dã man, và không được thờ cúng sẽ trở thành hoang thần (荒神様 aragami). Ngoài ra, còn có rất nhiều loại ma quỉ như quỉ (鬼 oni), yêu quái (妖怪 youkai), hà đồng (河童 kappa)…

Phật giáo

Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật Bản.Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Tung Hoa và Triều Tiên dưới dạng món quà của vương quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ 6. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó.
Trong thời kỳ Nara, những tu viện Phật giáo lớn ở kinh đô Nara như tu viện Todaiji, đã có ảnh hưởng chính trị rất lớn và là một trong những lý do để chính quyền phải dời đô đến Nagaoka năm 784 và sau đó đến kyoto năm 794.

 

altalt

Trong thời kỳ Heian, hai môn phái Phật giáo được du nhập từ Trung Hoa, môn phái Tendai năm 805 và môn phái Shingon năm 806. Sau đó nhiều môn phái khác đã đánh bật môn phái Tendai. Những môn phái quan trọng nhất có thể kể:

Năm 1175, môn phái Jodo được thành lập bởi Honen. Môn phái này tìm được tín đồ ở tất cả các tầng lớp xã hội khác nhau vì lý thuyết của nó đơn giản và dựa trên nguyên tắc là mọi người đều có được cứu rỗi linh hồn bằng cách tin tưởng tuyệt đối vào Phật A di đà. Năm 1224, môn phái Jodo-Shinshu được thành lập bởi người thừa kế của Honen là Shinran. Ngày naymôn phái Jodo vẫn có hàng triệu tín đồ.
Năm 1191, môn phái Thiền được du nhập từ Trung Hoa. Lý thuyết phúc tạp của nó được phổ biến đặc biệt trong giới quân đội. Theo lý thuyết thiền học, mỗi người đều có thể đạt được sự giác ngộ qua thiền định và sự rèn luyện trí óc. Ngày nay thiền tỏ ra phổ biến ở nước ngoài hơn là ở Nhật.

Môn phái Nichiren được Nichiren thành lập năm 1253. Môn phái này không dụng thứ bất kỳ một môn phái nào khác của Phật giáo. Đạo Phật Nichiren ngày nay vẫn còn hàng triệu tín đồ theo, và có vài “ tôn giáo mới” dựa trên những giáo diều của Nichiren.
Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi đã tấn công các tu viện Phật giáo(đặc biệt là môn phái Jodo) vào cuối thế kỷ 16 và dập tắt mọi hoạt động của Phật giáo trong chính trường. Những cơ sở của Phât giáo còn bị tấn công lần nữa vào những năm đầu của thời kỳ Meiji, khi chính quyền Meiji mới ủng hộ Shino như là một loại quốc giáo mới và nỗ lực tách rời và giải phóng nó khỏi Phật giáo.
Ngày nay có khoảng 90 triệu người theo Phật giáo ở Nhậ  t Bản. Tuy nhiên, tôn giáo này không tác động mạnh lắm đến đời sống hàng ngày của người trung bình ở Nhật. Các đám tang thường được tổ chức theo lối Phật giáo, và nhiều gia đình có  bàn thờ nhỏ trong nhà để tỏ lòng tôn kính tổ tiên.

Khổng giáo

Mặc dù không được tiến hành như một thứ tôn giáo, Khổng giáo du nhập từ Trung Hoa đã có ảnh hưởng rất sâu đậm đến cách suy nghĩ của người Nhật. Khổng giáo đã đưa ra một hệ thống giai tầng,trong đó mỗi người phải hành động theo địa vị của để đảm bảo sự hài hòa trong xã hội và sự trung thành đối với quốc gia.
Tân Khổng giáo, được đưa vào Nhật thế kỷ 12, giải thích thiên nhiên và xã hội dựa trên những nguyên tắc siêu hình và chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Lão giáo. Ở Nhật, lý thuyết này được gọi là Shushigaku, đã đưa ra ý tưởng là con người phải đảm bảo sự ổn định xã hội và chịu những trách nhiệm về xã hội. Trường phái này sử dụng nhiều khái niệm siêu hình để giải thích thiên nhiên và trật tự xã hội.

Đạo cơ đốc

 

 

alt

 

Ngày nay có khoảng từ 1 đến 2 triệu người Nhật theo Cơ đốc giáo(khoảng 1% dân số Nhật Bản). Hầu hết sống ở miền Tây nước Nhật, nơi các hoạt động truyền giáo mạnh nhất trong thời gian từ thế kỷ 16.
Một số tập tục của Cơ đốc giáo đã trở lên phổ biến cả với những người không theo đạo. Chẳng hạn như việc mặc áo đầm trắng trong đám cưới, việc kỷ niệm ngày Valentine và ở mức độ nào đó là việc kỷ niệm ngày Giáng sinh.
Năm 1542, những người Âu đầu tiên từ Bồ Đào Nha đặt chân lên Kyushu ở phái Tây Nhật Bản. Hai thứ quan trọng nhất về mặt lịch sử mà họ nhập khẩu vào Nhật là thuốc súng và đạo Cơ đốc. Những nhà tư bản người Nhật ở Kyushu hoan nghênh mậu dịch với nước ngoài đặc biệt là vì những loại vũ khí mới, và từ đó liên tiếp nhận sự truyền giáo của những thầy tu dòng Tên. Những cuộc truyền giáo đã thành công trong việc cải giáo một số lớn những người sống ở phía Tây nước Nhật kể cả những người trong tầng lớp lãnh đạo. Năm 1550, Francis Xavier cũng làm một cuộc truyền giáo ở thủ đô Kyoto.

Đến cuối thế kỷ 16, đạo Cơ đốc đánh mất vị trí độc tôn ở Nhật khi nhựng người truyền giáo dòng thánh Francis đến Kyoto bất chấp chỉ dụ ngăn cấm đầu tiên của Toyotomi Hideyoshi. Năm 1597, Hideyoshi công bố một chỉ dụ ngăn cấm  nghiêm khắc hơn nữa và xử từ 26 người của dòng thánh Francis ở Nagasaki để cảnh báo. Tokugawa Ieyasu và những người kế vị ông tiếp tục ngược đãi những người Cơ đốc giáo bằng cách ra thêm những chỉ dụ khác.
Đến năm 1873 sau cuộc phục hưng Meiji, tự do tôn giáo được quảng bá và đặc biệt là từ thế chiến thứ II số người Cơ đốc giáo Nhật Bản bắt đầu tăng dần trở lại.

Đạo hồi

     alt

Đạo hồi ở Nhật Bản là tương đối mới so với các nước khác trên thế giới. Không có một nghi nhận rõ ràng nào về sự quan hệ giữa đạo Hồi với nước Nhật, ngoại trừ vài trường hợp riêng lẻ giữa những cá nhân người Nhật với Hồi giáo ở các nước khác từ trước năm 1868.
Đạo hồi được người Nhật biết đến lần đầu vào năm 1877. Điều này giúp Hồi giáo tìm được một chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Nhật, nhưng chỉ trên phương diện kiến thức và một phần lịch sử văn hóa.

Cuộc sống cộng đồng Hồi giáo chỉ bắt đầu khi những người Turkoman, Uzbek, Tadjk, Kazakh và những người Hồi giáo Turko – Tatar tị nạn đến từ châu Á và Nga vào Thế chiến thứ I. Những người Hồi giáo này hình thành một cộng đồng Hồi giáo nhỏ, và một số người Nhật đã cải giáo theo đạo Hồi qua việc tiếp xúc với những người này.
Với sự hình thành của những cộng đồng Hồi giáo, vài nhà thờ đã được xây dựng, trong đó quan trọng nhất là nhà thờ Kobe được xây năm 1935(là nhà thờ Hồi giáo duy nhất còn lại ở Nhật Bản ngày nay), và nhà thờ Tokyo được xây dựng năm 1938. Chỉ đến sau Thế chiến thứ II, cộng đồng Hồi giáo của người Nhật mới hình thành thực sự. Tuy nhiên, bất kể những thành công ban đầu, số lượng thành viên Hồi giáo gia tăng chậm. Ngày nay số lượng tín đồ Hồi giáo ở Nhật có khoảng vài ngàn người.

 Tổng hợp: Văn Hóa Nhật Bản