Mỳ Nhật Món Ăn Đón Năm Mới

Người Nhật Bản đón năm mới theo dương lịch. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu” …Oshogatsu vốn là tên gọi riêng tháng giêng, thường dùng để chỉ khoảng thời gian từ mồng 1-3 của tháng đầu tiên trong năm.

Mặc dù người Nhật đón năm mới vào dịp Tết Dương lịch như các nước phương Tây, nhưng ngày Tết của họ vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.

Đêm 30 tết là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Trái với người châu Âu và người Mỹ thường đón Giáng sinh cùng gia đình còn khi giao thừa thì ra những địa điểm công cộng để chào mừng năm mới, người Nhật lại thường đi chơi Giáng sinh với người yêu, bạn bè và quây quần đón năm mới bên gia đình.

Thời khắc giao thừa, trong tiếng chuông ngân vang, sau khi nói lời chúc mừng năm mới tới mọi người xung quanh, tất cả sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức rượu sake và các món ăn truyền thống vào dịp Oshogatsu.

Trên bàn ăn ở các gia đình Nhật Bản vào thời khắc này không thể thiếu các loại mỳ Nhật làm từ kiều mạch (tiếng Nhật gọi là toshikishi soba). Loại mỳ có sợi dai và dài tượng trưng cho sự trường thọ và một năm tràn ngập niềm vui. Theo quan niệm truyền thống của người Nhât, sợi mỳ càng dài thì họ càng có nhiều may mắn trong năm mới, và việc ăn các Món được làm từ kiều mạch, gạo vào thời khắc đầu tiên của năm mới sẽ là nguồn gốc giúp con người thành đạt.

mỳ udon của người nhật

3 loại mỳ truyền thống của Nhật được làm từ kiều mạch và bột mỳ là Udon, Soba, Ramen. Riêng mỳ Udon chia làm 2 loại: Udon thường, sợi mỳ dày hơi vuông. Udon đặc biệt Inaniwa, mảnh mai như sợi tóc, vàng ươm như nắng thu và có giá thành tương đối đắt. Đây là món ăn yêu thích của người Nhật nói chung và Thiên Hoàng nước Nhật nói riêng. Đêm giao thừa lạnh giá thưởng thức món mỳ Udon nóng sẽ thật tuyệt vời hơn. Sợi mỳ dẻo dai với một chút vị mặn, canh cá bào khô làm tăng lên vị ngọt thơm của sợi mỳ ngon, ăn cùng với dấm và lòng đỏ trứng gà thêm vị béo ngọt đậm đà sẽ xua tan đi cái lạnh tức thì.

mỳ udon

Mỳ Udon được chế biến từ kiều mạch, bột mỳ, muối và nước thêm vào công đoạn nhào nặn, nhưng để có Udon ngon lại hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến của các bậc sư phụ. Udon có hương vị đậm đà của bột mỳ, kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai dai.

 mỳ soba nhật bản

 Thành phần chính tạo nên mỳ Soba đó chính là bột kiều mạch và bột mì, hai thứ bột này được hòa chung vào với nước, quết lại cho thật sệt rồi nhào nhiều lần cho bột mịn và cán mỏng. Để có được những sợi mỳ Soba dẻo, ngon cũng phải là nhờ vào tài năng của người đầu bếp. Bột mỏng mà phải đều, dai mà mịn, sau đó cắt thành những sợi mì nhỏ, đều nhau. Từng vùng miền, Mỳ Udon và Mỳ Soba Nhật lại được mới lạ bằng những “ biến tấu” rất đặc biệt, kết hợp với hương vị cùng cách thức ăn khác nhau, đặc trưng riêng của từng địa phương hoặc từng đất nước.

Bên cạnh mỳ Udon, Soba, mỳ Ramen là một món ăn đặc trưng nổi tiếng được dùng ùng để ăn vào khoảnh khắc giao thừa để tiễn năm cũ, đón một năm mới may mắn và sức khỏe của người Nhật Bản.

mỳ ramen nhật bản

Ramen là một loại mỳ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nhật Bản trong thời Meiji. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, Ramen đã trở thành một món ăn đặc trưng của Nhật Bản và nổi tiếng không chỉ ở nước Nhật. Sợi mỳ Ramen nhỏ như Spaghetti, được chan nước dùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau như thịt lợn thái lát, rong biển, kamaboko, hành xanh, thậm chí cả ngô nữa. Hầu như mọi địa phương ở Nhật Bản đều có hương vị Ramen của riêng mình, từ Tonkatsu ramen của Kyuushuu tới Miso ramen của Hokkaido. 

@ATK tổng hợp