Người thừa kế tại các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Nhật Bản đang là một vấn đề thách thức lớn với nền kinh tế nước này. Người đàn ông 34 tuổi, Nguyễn Đức Trường tới từ Việt Nam lấy được sự tin tưởng tuyệt đối từ ông chủ qua cách làm việc. Anh ấy có thể sửa chữa các loại máy móc, tự làm cả chu trình sản xuất. Anh đã được chủ tịch công ty Nagao Shiko là người thừa kế công ty có trụ sở đặt tại Nagoya.
Khủng hoảng người thừa kế, chủ một doanh nghiệp nhỏ ở Nhật Bản đã chọn cựu thực tập sinh người Việt là người tiếp quản công ty của mình trong tương lai.
Báo Mainichi gọi quyết định của ông chủ công ty Nagao Shiko, ông Yasutaka Nagao là “sự bất ngờ”, “hệ quả của khủng hoảng tìm kiếm người kế thừa”.
Chủ tịch công ty Nagao Shiko đã chọn lựa Nguyễn Đức Trường tới từ Việt Nam là người thừa kế công ty có trụ sở đặt tại Nagoya.
Nguyễn Đức Trường bên cạnh người chủ sẽ trao quyền thừa kế công ty Nhật |
Nguyễn Đức Trường là quản lý công ty. Anh tới Nhật Bản vào năm 2005 với tư cách thực tập sinh kỹ thuật.
Sau các khóa đào tạo, anh làm việc tại Nhật. Nguyễn Đức Trường kết hôn với một phụ nữ Nhật.
Năm 2008, anh làm việc tại công ty Nagao Shiko thông qua văn phòng tuyển dụng.
Thời gian đầu, Trần Đức Trường không tạo được dấu ấn đặc biệt. Nhưng sự khéo léo và chăm chỉ đã giúp anh ngày càng được tín nhiệm.
“Người đàn ông 34 tuổi lấy được sự tin tưởng tuyệt đối từ ông chủ qua cách làm việc. Anh ấy có thể sửa chữa các loại máy móc, tự làm cả chu trình sản xuất”, Mainichi viết.
“Tôi rất bất ngờ khi nhận được đề nghị tiếp quản công ty từ ông Nagao cách đây vài năm. Nhưng hơn hết, tôi thấy vui và tự hào khi ông đặt niềm tin vào tôi. Tôi đã quyết định sẽ bảo vệ công ty này”, anh Trường nói.
Ông Nagao thành lập công ty vào năm 1969 sau tốt nghiệp đại học. Mục tiêu ban đầu của ông là vực lại công ty đã đóng cửa của người cha quá cố.
Những ngày đầu thành lập, công ty chủ yếu xử lý các đơn hàng làm tã dùng một lần.
Sau này, cơ sở sản xuất đã chuyển hướng, sản xuất màng nhiều lớp dùng cho pin xe hơi hay các cửa hàng tiện lợi.
Thông thường tại Nhật, những công ty có quy mô tương tự sẽ do con cái của ông chủ kế thừa.
Việc ông chủ Nhật chọn người kế thừa không phải người thân là điều hiếm có.
Phải nói thêm rằng, Nhật Bản với cơ cấu dân số già đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn lao động nước ngoài.
Ở tuổi 72, ông cho biết đã nghĩ về người thừa kế từ năm 60. Người đầu tiên ông nghĩ đến là con trai cả. Tuy nhiên, anh này không muốn nối nghiệp cha và chọn công việc khác.
Nhiều năm suy nghĩ, ông quyết định chọn quản lý nhà máy Nguyễn Đức Trường, 34 tuổi.
“Tôi không muốn từ bỏ, còn khách hàng là còn có trách nhiệm đẩy mạnh hoạt động của công ty. Tôi thấy nhẹ nhõm khi đã tìm được người chung chí hướng với mình kế nhiệm”, ông Yasutaka Nagao nói.
Công ty Nagao Shiko chuyên về xử lý giấy, có khoảng 6 nhân công. Quan điểm của ông Nagao về người thừa kế được cho là xu thế mới của Nhật Bản.
Giảng viên trường Đại học Waseda, ông Hirokazu Hasegawa, nhận định:
“Nếu một người đứng đầu không thể tìm người thừa kế trong số những người thân thì việc một nhân viên ưu tú được nhắc đến là điều dễ hiểu”.
Khảo sát của Tokyo Shoko Research trong giai đoạn năm 2016 và năm 2017 với 4.303 công ty vừa và 3.984 công ty quy mô nhỏ cho thấy trên 30% các công ty đều đang loay hoay chưa có phương án về người kế nhiệm. 17,2% các công ty nhỏ cho biết thế hệ hiện tại là thế hệ cuối cùng.
Hà Thanh, Vietnamnet
#ATK