Công cuộc đấu tranh xin lưu trú của người nước ngoài tại Nhật Bản

Đất nước Nhật Bản được biết đến với danh tiếng là đất nước thân thiện, luôn chào đón du khách nước ngoài nhưng trong các năm gần đây danh tiếng ấy đã bị ảnh hưởng ít nhiều từ các cuộc biểu tình của người nước ngoài về vấn đề xin được lưu trú tại nước Nhật. Nguyên nhân chính xác vì sao và công cuộc đấu tranh diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết về vấn đề này.
Ông Mitsuru Miyasako, một người cổ súy nhân quyền, ngày 25/5, cho báo giới biết nhiều người trong số này được tuyển mộ để làm việc tại Nhật Bản trong thời kỳ “bong bóng kinh tế” cách đây 30 năm, nay được lệnh trở về nước.

Hàng chục người nước ngoài tìm cách lưu trú ở Nhật tuyệt thực trong lúc bị bắt giam, khiến các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích ‘cách đối xử tệ bạc’của Nhật với người ngoại quốc.

Chưa có người nào bị truy tố hình sự. Phân nửa số này đang tìm cách xin quy chế tị nạn, dù chỉ 0,3% loại đơn này được chấp thuận tại Nhật. Nhiều người trong số họ đã sinh con đẻ cái tại Nhật Bản.

Cuộc tuyệt thực ngày 9/5, bắt đầu với 22 người tại trung tâm giam giữ di dân Tokyo nay lên đến 70 người tham gia. Ba mươi người ở một thành phố khác nhập cuộc. Cuộc tuyệt thực chấm dứt hôm 23/5 vì nhiều người bị suy kiệt sức khỏe, ông Miyasako nói.

Cư dân Bắc Kinh tuyệt thực tại Emperor Group.

Trong những ngày đầu, một số người không uống nước. Có ba người từ Trung Quốc, Nigeria và Bangladesh bị bất tỉnh phải nhập viện, ông Miyasako cho biết tại cuộc họp báo ở Câu lạc bộ Ký giả Nước ngoài ở Tokyo.

Giới chức di trú nói giải pháp đơn giản là những người này chỉ cần rời khỏi Nhật Bản.
Ông Miyasako cho biết thêm rằng các trung tâm tạm giam không đủ thuốc men y tế.

Hồi tháng 3, một người Việt Nam ngoài 40 tuổi, chết vì đột quỵ tại một cơ sở di trú ở Ibaraki, gần Tokyo. Một giới chức Bộ Tư pháp nói chính phủ xem đây là một vụ nghiêm trọng và đang điều tra.

Khoảng 1/3 số người nước ngoài định cư lâu dài tại Nhật Bản cho biết họ cảm thấy bị kỳ thị vì là người ngoại quốc. Ảnh minh họa: Getty.

Nhật Bản trong những năm gần đây bắt đầu một chiến dịch tích cực chào mừng du khách để đẩy mạnh nền kinh tế, nhưng nước Nhật lâu nay có tiếng là hẹp hòi và không thân thiện với người nước ngoài.

Theo Bộ Tư pháp, có gần 1.300 người bị giam tại các trung tâm giam giữ trên toàn quốc. Phần lớn những người này từ Trung Quốc đến. Nhóm người tham gia tuyệt thực là công dân đến từ các nước Trung Quốc, Myanmar, Philippines, Bangladesh, Pakistan, Iran, Ghana, Peru và một số nước khác, theo ông Miyasako cho biết.

Cuộc tuyệt thực đã không mang lại kết quả làm thay đổi tình trạng di trú của nhóm này và đòi hỏi đi kèm yêu cầu được có điều kiện sống tốt hơn và cơ hội có được visa lưu trú tại Nhật cũng không được chính thức chấp thuận.