Vì sao sữa “xách tay” Nhật Bản được nhiều người lựa chọn?

Sữa “xách tay” hiện nay được rao bán nhiều trên mạng xã hội và tại các cửa hàng kinh doanh quần áo, đồ dùng trẻ em trên toàn quốc. Đặc điểm chung của sản phẩm sữa “xách tay” là trên bao bì sữa không có tem, nhãn phụ bằng tiếng Việt. Tất cả các thông số, thông tin ghi trên sản phẩm đều bằng tiếng của nước sản xuất.

Qua tìm hiểu được biết, giá bán của sữa “xách tay” không chênh lệch là bao so với sữa nhập khẩu nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Lý giải về điều này, nhiều khách hàng đã nhận định: “Họ đã cho con bé thứ hai nhà mình dùng sữa “xách tay” của Nhật gần hai năm nay. Họ cho rằng chất lượng sữa “xách tay” bảo đảm hơn sữa nhập khẩu vì được người bán mang trực tiếp từ nước ngoài về nên không sợ bị làm giả”.

Thị trường sữa xách tay

Các bậc phụ huynh nên mua sữa từ kênh phân phối chính thức, tại các siêu thị, cửa hàng có uy tín, có chứng nhận của nhà phân phối chính hãng để bảo đảm sức khỏe cho con mình.

Suy nghĩ của chị Thúy cũng giống như nhiều người tiêu dùng khác hiện nay. Đó cũng là nguyên nhân khiến thị phần sữa “xách tay” ngày càng được mở rộng.

Thực tế, không có căn cứ nào để khẳng định chất lượng, hàng thật – giả đối với mặt hàng sữa “xách tay” này nhưng nhiều phụ huynh vẫn tin tưởng cho con mình sử dụng. Thậm chí, qua khảo sát, tại một cửa hàng bán đồ dùng trẻ em, nhiều sản phẩm sữa “xách tay” ở đây còn được bán với giá cao hơn 5-7% so với sữa nhập khẩu cùng loại được bán trên thị trường. Nhưng theo chủ cửa hàng này, vì sữa của cửa hàng bảo đảm về chất lượng nên lượng khách hàng đến mua vẫn đông và phần lớn là khách hàng “ruột”?

Cẩn trọng khi sử dụng sữa “xách tay” từ Nhật Bản

Vì không có nhãn phụ bằng tiếng Việt nên sữa “xách tay” gây ra không ít khó khăn cho người sử dụng. Chị Trần Thị Hoài, nói: Trước đây, tôi đã tìm mua sữa Glico “xách tay” của Nhật tại một cửa hàng bán đồ dùng trẻ em ở đường Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Không đọc được tiếng Nhật nên tôi đã dịch sai thông tin và pha sữa không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thay vì phải dùng nước ở nhiệt độ 70 độ C để pha sữa thì tôi lại chỉ pha bằng nước ấm khoảng 30 độ C như hầu hết các dòng sữa nội. Lượng nước pha cũng bị loãng hơn so với quy chuẩn.

Chính điều này đã khiến hệ tiêu hóa của con tôi bị ảnh hưởng và cháu cũng không hấp thụ được tốt nhất lượng dinh dưỡng có trong sữa. Đó là còn chưa kể sản phẩm có phải là sữa “xịn” được đem về từ nước ngoài hay không? Tôi thật sự vừa dùng vừa lo…

Liệu sữa “xách tay” có bảo đảm chất lượng và thực sự được chuyển về từ nước sản xuất hay không? Không có cơ sở để khẳng định các loại sữa “xách tay” đều bảo đảm đúng về nguồn gốc, chất lượng. Về phía cơ quan chức năng cũng rất trăn trở về vấn đề này, tuy nhiên, do không có kinh phí nên việc lấy mẫu sữa để kiểm định đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Mặt hàng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn cho người sử dụng do chưa qua kiểm chứng chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước. 

Cấn đề giám sát, quản lý thị trường sữa Nhật xách tay

Thêm nữa, mỗi một sản phẩm có quy trình chất lượng riêng từ khâu đóng gói, bảo quản đến vận chuyển… Do đó, sản phẩm sữa “xách tay” có thể bị biến chất do quá trình vận chuyển, bảo quản không đúng quy cách. Còn đối với sữa nhập khẩu, khối lượng vận chuyển từ nước ngoài về tương đối lớn nên quy trình đóng gói và bảo quản được nhà sản xuất thực hiện khá nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm nên người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng.

Hiện nay, thị phần sữa “xách tay” ít hơn nhiều so với sữa nhập khẩu và thường được bán kèm với các mặt hàng khác như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Điều này cũng khiến công tác thanh tra, kiểm soát sữa “xách tay” gặp khó khăn. Trên thực tế, có nhiều mặt hàng sữa gắn mác “xách tay” có thể là hàng nhập lậu. Tình trạng sữa ngoại nhập lậu trôi nổi rất khó kiểm soát. Trước thực trạng mặt hàng “xách tay” đang được bán tràn lan như hiện nay.

Sự phát triển cũng như nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ em mỗi khu vực là khác nhau. Sữa dành cho trẻ của Nhật, Pháp… chưa chắc đã phù hợp với thể trạng, nhu cầu của trẻ em Việt Nam. Đó là chưa kể nguồn gốc của sữa “xách tay” là hàng nhập lậu, rất dễ bị làm giả không bảo đảm về chất lượng.

Theo đó, các bậc phụ huynh nên mua sữa từ kênh phân phối chính thức, tại các siêu thị, cửa hàng có uy tín, có chứng nhận của nhà phân phối chính hãng, có dán tem, nhãn phụ trên bao bì để thuận tiện trong việc sử dụng, bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho con mình.

Nguồn Internet