Cầu may đầu năm mới ở Nhật Bản

 Ôm một tảng băng khổng lồ cũng đủ khiến bạn tê cóng, thế nhưng đàn ông Nhật Bản còn cởi trần ôm băng để cầu may trong năm mới. Hôm 11/1 vừa qua, tại Tokyo, khoảng 100 người tham gia lễ hội truyền thống Kanchu Misogi của đạo Shinto, một phong tục rửa tội vào mùa đông với mục đích rửa sạch cơ thể và tâm hồn, giúp đến gần những linh hồn mà họ tin rằng có thể giúp họ thành công.

Hai thanh niên đang ôm băng cầu may.
 
Hôm 11/1 vừa qua, tại Tokyo, khoảng 100 người tham gia lễ hội truyền thống Kanchu Misogi của đạo Shinto, một phong tục rửa tội vào mùa đông với mục đích rửa sạch cơ thể và tâm hồn, giúp đến gần những linh hồn mà họ tin rằng có thể giúp họ thành công.
 
Dưới nhiệt độ 6 độ C, các nam giới mặc một chiếc quần lót và đeo dải băng trắng trên đầu trước khi nhấn người xuống bể nước lạnh ở miếu Teppozu Inari Shinto, chắp hai tay và cúi đầu để cầu nguyện.
 
 
Nhấn mình trong cái lạnh “cắt da cắt thịt”.

Đạo gốc của Nhật Bản là Shinto (Thần đạo) có nguồn gốc từ quan niệm vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng, Thần đạo đã sản sinh ra những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Ngoài ra, người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất sắc của nhân dân qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng linh hồn tổ tiên theo lễ nghi của Thần đạo.

Miếu này được xây dựng để thờ cúng nữ thần Inari, một trong những thần quan trọng nhất mang đến sự thành công, của cải và thịnh vượng.
 
 
Cúi lạy thần thánh để xin lộc đầu năm.

Bất chấp giá lạnh, những người theo đạo Shinto tin rằng các thần thánh muốn con người được hạnh phúc và sẵn sàng giúp họ nếu họ được đối xử đúng cách.

Thần đạo Shinto không có Chúa trời, không có người sáng lập, không có người cầm quyền và cho phép mọi người theo các tôn giáo khác. Đạo này đề cao các phép tắc đạo đức và tình yêu thương con người.