Văn hóa nhường nhịn lẫn nhau của người Nhật

Nhiều người Nhật Bản có thái độ kín đáo, có thể thể hiện rõ nhất bằng thái độ nhường nhịn nhau. Thông thường, người Nhật luôn được bắt gặp thể hiện sự lịch sự với nhau. Cùng tìm hiểu về tính cách của người Nhật và sự khác nhau giữa người Nhật và người Mỹ ở góc độ này.

Chẳng hạn khi bước vào thang máy, họ nhất quyết rằng người kia đi trước. Một người nói, “Làm ơn”. Người kia trả lời ”Không, anh trước đi. Vào trước đi”.

Khi người Nhật đi nhậu sau giờ làm với đồng nghiệp hoặc khách hàng, họ sẽ rót bia cho những người kia trước. Rồi người được rót cũng sẽ rót bia lại cho người đầu tiên, và cứ như vậy.

Một nét văn hóa Nhật Bản: Chai bia được phục vụ trong quầy bar Nhật Bản rất lớn nhưng cốc rất nhỏ. Rót bia cho mỗi người là một cách thể hiện nét văn hóa “cho và nhận”. Khi bạn muốn uống bia nữa. tốt hơn bạn nên rót bia cho người khác. Rồi anh ta sẽ hiểu ngụ ý của bạn và có hành động rót lại bia cho bạn. Điều này thông thường ở Nhật Bản. Do vậy, người Nhật vô cùng ngạc nhiên khi họ đi nước ngoài và nhìn thấy người nước ngoài tự rót bia cho mình.

Những câu đối thoại nhường nhau phổ biến của người Nhật

Một ví dụ khác là người già trên phố luôn cúi chào nhau. Ở nhiều nước phương Tây, chào chì đi cùng với bắt tay. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, đó là chuyện thông thường khi thể hiện sự biết ơn, thường là cái cúi đầu như là lời đáp lại. Một đoạn đối thoại điển hình khi đến nhà một người thường là:

“Tôi xin lỗi vì đã làm bác khó xử”

“Không, không. Tôi mới phải xin lỗi vì đã không giúp gì được cho bác”

“Bác đang nói gì vậy? Tôi rất biết ơn vì những gì bác làm cho tôi”

“Bác nói quá rồi. Nó làm tôi ngại đấy”

Kiểu hội thoại này cứ kéo dài không kết thúc dù chẳng đi được đến đâu.

Ở các nước phương Tây, người ta nói ngắn gọn hơn.

“Cám ơn vì đã mời tôi”

“Đừng nói vậy. Tôi rất vui vì bác đã đến”

Đây là điểm chấm dứt. Trong hội thoại của người Nhật Bản, quá trình này thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Đằng sau phong tục là ước muốn được trở thành một phần trong một nhóm. Người Nhật rất quan trọng việc hòa hợp trong nhóm, do đó, họ không thích cá nhân nổi trội. Trong công việc, phép lịch sự chính là lắng nghe ý kiến người khác, rồi nhận xét một cách khiêm tốn, cũng giống như việc rót bia cho người khác trước.

Có thể bạn quan tâm: Những cuốn sách hay về nước Nhật

Và nếu như một người không đồng tình với quan điểm người khác, anh ta sẽ hỏi ý kiến cấp trên, đồng nghiệp, “Anh nghĩ như thế nào về chuyện này?’ Lúc này, ý kiến đó sẽ được nhìn ở góc độ khác hơn trước khi anh ta chuẩn bị phản đối nó. Tuy nhiên, cũng có hạn chế vì phong tục “nhường nhịn lẫn nhau” này. Khi gặp khủng hỏng hay sự kiện trọng đại, chính phủ Nhật nói:”Chúng tôi chờ phản hồi từ các nước khác”. Người nước ngoài xem vào sẽ nghĩ, “Đất nước này không thể tin được. Họ không có khả năng tự đưa ra lời phán xét. Chúng ta không thể tin họ được”. Nhường nhịn lẫn nhau chưa chắc được xem là điều tốt bên ngoài Nhật Bản.

(Từ: The Inscrutable Japanese)