Tôi muốn đi Nhật làm việc ngành điện – điện tử?

 Tôi năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp ĐH chuyên ngành điện – điện tử, có 3,5 năm làm việc cho công ty Nhật. Hiện tôi muốn đi Nhật làm việc theo hồ sơ kỹ thuật viên, nhờ chương trình giới thiệu những công ty đã từng đưa kỹ thuật viên đi Nhật? (Nguyễn Thái)

 
Tư vấn của chuyên gia Công ty Batimex
 
 Để đi Nhật làm việc ngành điện – điện tử theo chương trình kỹ sư, bạn cần đạt trình độ Nhật ngữ N2 trở lên, có năng lực chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành, luôn có nhiều ý tưởng để phát triển những sản phẩm mới, có niềm đam mê kỹ thuật, đam mê công nghệ…
 
Theo nội dung bạn cung cấp, bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường công ty Nhật Bản, đây sẽ là điểm thuận lợi trong quá trình phỏng vấn tuyển chọn.
 
Tại Hà Nội,bạn có thể liên hệ với Công ty Hr ( Tòa nhà Vimeco Lô E9 Phạm Hùng Cầu Giấy )  để được tư vấn cụ thể hơn về chương trình và đăng ký tham gia trực tiếp.  
 
Em trai tôi sinh năm 1993, năm 2012 đã nộp hồ sơ xin đi du học hệ vừa học vừa làm nhưng có một chút vấn đề nên không đi nữa. Nay em tôi có thể đi lao động bên Nhật không? Khi đi cần học những gì và thủ tục đi ra sao?
 
Em trai tôi tốt nghiệp THPT xong học CNTT 1 năm thì nghỉ, chuyển sang học tiếng Nhật nên bây giờ chưa có nghề ổn định. Nếu đi Nhật, em trai tôi có phải học thêm nghề không và học ở đâu (em tôi đang ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam)? (tuyethoa.hoqn@)
 
Tư vấn của chuyên gia Công ty Batimex
 
Để có thể giải đáp chính xác em bạn có được tiếp tục tham gia chương trình thực tập kỹ năng hay không, chúng tôi cần biết cụ thể tiến trình làm hồ sơ thủ tục khi em bạn đăng ký chương trình du học. Nếu đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ, khi tham gia chương trình em bạn sẽ được đào tạo tiếng Nhật trước khi phỏng vấn, đồng thời sẽ được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng từ phía Nhật Bản.
 
Qua những chia sẻ của bạn, có thể thấy em bạn đang rơi vào một thực trạng của nhiều bạn trẻ hiện nay là chọn ngành học, chọn nghề theo xu hướng của xã hội, do áp đặt từ gia đình/theo bạn bè cho vui hoặc do tính toán của bản thân là học nghề đó sẽ “ngon ăn” sau này…
 
Do chọn nghề cảm tính như vậy nên các bạn thường không có một kế hoạch nghiêm túc cho con đường tương lai của mình, dẫn đến dễ nản lòng, bỏ cuộc nếu gặp khó khăn. Có những bạn thay đổi ngành học nhiều lần chỉ trong vòng vài năm, mà những ngành đó lại rất trái nhau: đang học CNTT lại quay sang học kinh tế, đang đi làm kỹ thuật thì muốn đi du học… Cuối cùng tất cả đều dang dở. Điều đó gây lãng phí rất lớn về thời gian, công sức, tiền bạc…
 
Lời khuyên của chúng tôi là các bạn hãy nghiêm túc phân tích những mặt tốt, những khó khăn của con đường mình chọn (nếu chưa hiểu rõ thì hỏi những người đi trước trong lĩnh vực đó), từ đó lên một kế hoạch rõ ràng cho từng giai đoạn, phòng bị những tình huống không như ý có thể xảy ra.
 
Khi đã có kế hoạch, bạn sẽ có tấm bản đồ dẫn đường để biết mình đang đi tới đâu, con đường phía trước còn bao xa, còn những khó khăn gì… Được như vậy, bạn sẽ kiên trì theo con đường đó mà không bỏ dở nữa.
 
Chúc bạn thành công!
 
Mọi thắc mắc liên quan đến điều kiện, thủ tục để đi lao động tại Nhật Bản; chính sách, nhu cầu tuyển dụng, công việc, ngành nghề XKLĐ sang Nhật Bản; cơ hội việc làm tại các công ty Nhật Bản ở VN… bạn đọc có thể gửi về chuyên mục Tư vấn việc làm Nhật Bản theo địa chỉ    thuctapsinhnhatban2013@gmail.com (để đảm bảo chính xác nội dung câu hỏi, vui lòng gõ tiếng Việt có dấu )