Nhận thức đúng về du học Nhật Bản

Nếu như thời gian trước đây, khi mà kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn thì việc du học là một ước mơ xa vời đối với nhiều bạn trẻ thì ngày nay, việc du học tự túc đã trở nên khá phổ biến và cũng là xu hướng của giới trẻ hiện đại ngày nay. Khi đã chuẩn bị đủ về tài chính thì các bậc phụ huynh cùng con em mình sẽ cần phải suy tính kỹ càng việc du học tại quốc gia nào là tốt nhất. Trong những năm trở lại đây, du học Nhật Bản là lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Định hướng sau khi tốt nghiệp trường nhật ngữ

Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản

Tôi xin được đưa ra định nghĩa khái quát về việc du học như sau: “Du học không phải là tìm chỗ học cho “oai” hơn, nổi tiếng hơn. Du học là tìm chỗ học bổ sung cho những ngành nghề, kiến thức hiện đại, môi trường đào tạo mà trường lớp trong nước còn thiếu hoặc yếu kém”. Tuy vậy, thực tế đã xuất hiện những cách nghĩ sai lầm về việc du học nước ngoài; du học không có nghĩa là học mà du học còn có nghĩa là đi để kiếm tiền..

Du học chỉ dành cho con nhà khá giả?

Nhận thức này chỉ đúng ở một khía cạnh. Đa phần các bạn sinh ra trong gia đình kinh tế ổn định thì không phải chịu áp lực tâm lý khi đi du học. Bố mẹ trợ cấp tiền học và sinh hoạt hàng tháng; nhiệm vụ của các bạn là yên tâm học tập tốt thôi.
Xét trên nhiều khía cạnh khác, cơ hội du học còn được dành cho các bạn ham học; thực tế có rất nhiều quỹ trao tặng học bổng cho các bạn có thành tích học tập tốt mà.

Du học là một cuộc chạy đua điểm số?

Bài viết này mình đề cập tới việc du học Nhật Bản nhé. Nói du học là một cuộc chạy đua cũng đúng; mục tiêu cuối cùng là các bạn phải đỗ tốt nghiệp trường tiếng; học lên chuyên ngành và có chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu N3. Nếu như sau 2 năm học trường tiếng mà bạn không thể tốt nghiệp hoặc không đạt được chứng chỉ tiếng nào; thậm chí bị trục xuất về nước giữa chừng cho không đậu visa thì hành trình du học của bạn gần như là thất bại rồi đấy. Đi học là để nâng cao trình độ; học cái mới và mở rộng khả năng của bản thân. Đừng để mình bị thụt lùi và mất giá trị. Du học không phải là chuyến đi chơi dài!

Du học vừa học vừa làm là cách làm giàu cho gia đình?

Với các bạn xuất thân từ gia đình nghèo kinh tế; suy nghĩ về việc làm sẽ lấn át việc học. Du học sinh được phép làm thêm 24h/tuần. tức là các bạn sẽ chỉ được làm thêm tối đa 4h/ngày. Các nhà trường cũng tạo điều kiện để các bạn có thời gian đi làm thêm (1 cách trải nghiệm gần nhất với văn hóa bản địa và phụ trợ sinh hoạt hàng ngày). Giờ học trên lớp chỉ kéo dài từ 3-4 tiếng với lượng kiến thức không quá khó dành cho 2 năm đầu học trường tiếng.

Nhưng theo thống kê, có đến 80% du học sinh bỏ học để đi kiếm tiền. điều này đã gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản. KHông đảm bảo đủ giờ học trên lớp, học sinh sẽ bị buộc cho thôi học và phải về nước. Một số vẫn lách luật làm thêm số giờ gấp đôi với danh nghĩa thực tập sinh. Đồng tiền các em kiếm được có thể nhiều so với mức lương tại Việt Nam nhưng nghĩ gần mà chưa nghĩ xa; khi mà kiến thức học tập không vững, bằng cấp không đạt được, sau khi về nước sẽ tìm việc như thế nào? Thêm nữa, pháp luật Nhật bản không cho phép bạn quay lại lần 2 nếu đã vi phạm các quy định mà chính phủ đưa ra

Vậy nên, trước khi quyết định du học hãy xác định cho đúng mục tiêu là gì? Hoàn thành nó trong bao lâu? Cuộc sống xa nhà sẽ gặp không ít những khó khăn nhưng nếu bạn là người có quyết tâm và kiên định; tôi tin chắc rằng hành trình du học của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn. Thành công của bạn hôm nay sẽ là động lực thức tỉnh nhiều bạn trẻ đang mải mê với vòng xoáy tiền bạc . Tôi mong rằng bài viết này hữu ích cho các bạn trẻ đã và sẽ sang Nhật Bản du học; mõi các bạn sẽ là một nhân tố trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản. Hãy sống tuân thủ quy định và vươn tầm tri thức nhé!