Các loại học bổng du học Nhật Bản

Nhật Bản là một trong các quốc gia cung cấp nhiều học bổng nhất cho sinh viên Việt Nam. Số lượng học bổng chính thức của Chính phủ Nhật Bản (học bổng Monbukagakusho-MEXT) trao cho sinh viên Việt Nam hằng năm chỉ đứng sau số học bổng ADS của chính phủ Úc. Ngoài học bổng MEXT, sinh viên có nguyện vọng du học tại Nhật Bản còn có thể nộp đơn xin một số học bổng khác như học bổng JDS do Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật (JICA) cấp, học bổng của Hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản (AIEJ), học bổng của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), hay nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân khác.

Cùng tìm hiểu các loại học bổng và điều kiện mà bạn có thể tham gia ứng tuyển nhé:

  1. Học bổng dành cho các nhà lãnh đạo trẻ (YLP)

Ngành cấp học bổng: Quản trị công, Chính sách công

Bậc học: Thạc sỹ

Đơn vị cấp học bổng: Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT)

Học bổng được thực hiện tại: Nhật Bản

Điều kiện:

Dưới 40 tuổi tại ngày 01/10/2015 (sinh ra từ 02/10/1975 trở đi)
Có bằng Cử nhân hoặc tương đương tại trường Đại học/Học viện uy tín, cùng thành tích học tập xuất sắc
Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc full time trong lĩnh vực Hành chính công (ưu tiên 5 năm trở lên)
TOEFL-iBT 79+, TOEFL-PBT 550+, IELTS 6.0+ hoặc tương đương
Tình trạng sức khỏe tốt

Du hoc nhat ban
Có visa du học Ryuugaku trước khi đến Nhật Bản, do Đại sứ quán Nhật Bản tại đất nước của ứng viên cấp
Sau khi đến Nhật nếu ứng viên thay đổi tình trạng cư trú sang bất kỳ tình trạng nào khác ngoài “Ryuugaku” sẽ không thể tiếp tục nhận học bổng
Các ứng viên sẽ không đủ điều kiện đăng ký học bổng hoặc bị tước học bổng nếu đáp ứng 1 hoặc tất các điều sau:
là quân nhân hoặc nhân viên dân sự đã đăng ký vào danh sách hoạt động trong quân đội tại thời điểm đến Nhật
không thể đến Nhật vào thời điểm được chỉ định
hiện đang học/sắp được nhận vào1 trường Đại học tại Nhật, hoặc học tại các loại hình trường khác với tình trạng cư trú không phải Ryuugaku,…
không duy trì được tình trạng nhân viên công hoặc quan chức chính phủ sau thời điểm đăng ký hoặc trước khi kết thúc học bổng
Đối tượng: nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam

2. Học bổng nghiên cứu sinh

Tuổi hạn chế: dưới 35 tuổi
Ngành học: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên
Các yêu cầu khác: bằng tốt nghiệp đại học hoặc chứng nhận sẽ tốt nghiệp đại học
Đào tạo tiếng Nhật: 6 tháng (miễn học đối với các đối tượng có trình độ tiếng Nhật khá)
Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP

3. Học bổng đào tạo giáo viên

Tuổi hạn chế: dưới 35
Ngành học: giáo dục
Các yêu cầu khác: tốt nghiệp đại học hoặc các trường sư phạm, có 5 năm kinh nghiệm ở một trong các vị trí sau: (1) giáo viên tiểu học, trung học hoặc (2) giáo viên các trường sư phạm hoặc (3) nhân viên quản lý giáo dục
Đào tạo tiếng Nhật: 6 tháng (miễn học đối với các đối tượng có trình độ tiếng Nhật khá)
Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP

4. Học bổng dành cho sinh viên đại học

Tuổi hạn chế: dưới 22 tuổi
Ngành học: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, y tế, nha khoa và thú y.
Các yêu cầu khác: tốt nghiệp trung học và đã thi đỗ vào một trường đại học Việt Nam
Đào tạo tiếng Nhật: 1 năm
Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP

5. Học bổng dành cho sinh viên cao đẳng kỹ thuật

Tuổi hạn chế: dưới 22
Ngành học: kỹ thuật vật liệu, cơ khí, điều khiển, điện tử, điện, công nghệ thông tin, kiến trúc, thương mại, hàng hải
Các yêu cầu khác: tốt nghiệp hoặc sẽ tốt nghiệp phổ thông trung học
Đào tạo tiếng Nhật: 1 năm
Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP

6. Học bổng dành cho sinh viên trung cấp

Tuổi hạn chế: dưới 22
Ngành học: xây dựng, kiến trúc, điện, điện tử, viễn thông, dinh dưỡng, giáo dục nhà trẻ-mẫu giáo, thư ký, du lịch, quản trị khách sạn, thời trang, thiết kế, nhiếp ảnh
Các yêu cầu khác: tốt nghiệp phổ thông trung học
Đào tạo tiếng Nhật: 1 năm
Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP

7. Học bổng dành cho sinh viên học về Nhật Bản

Tuổi hạn chế: dưới 30
Ngành học: tiếng Nhật, cuộc sống và văn hóa Nhật Bản.
Các yêu cầu khác: sinh viên đang học đại học
Đào tạo tiếng Nhật: không
Các khoản hỗ trợ khác: giống như học bổng YLP

Cách nộp đơn xin học bổng

Học bổng MEXT có thể nộp đơn xin qua Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán (LSQ) Nhật ở Việt Nam (gọi tắt là tiến cử của ÐSQ) hay qua một trường đại học ở Nhật (tiến cử của trường đại học).

Đối với học bổng do ÐSQ tiến cử, việc sơ tuyển và xét duyệt hồ sơ được ÐSQ hay LSQ Nhật ở nước ngoài hợp tác với chính phủ và cơ quan của nước sở tại. Ở Việt Nam việc thông báo, sơ tuyển hồ sơ trước khi chuyển đến ĐSQ được Bộ Giáo dục và Ðào tạo Việt Nam thực hiện.

Đối với học bổng do các trường đại học tiến cử, người nộp đơn có thể nộp trực tiếp đến các Phòng Quản lý du học sinh của trường có nguyện vọng. Ngoài đối tượng là sinh viên nước ngoài có nguyện vọng đến học tập tại trường, hằng năm các trường còn xem xét đề cử một số du học sinh tư phí đang theo học tại trường đạt được kết quả học tốt để tiến cử lên Bộ Giáo dục Nhật Bản nhận học bổng này.

Quy trình xét duyệt hồ sơ và tiến cử của ĐSQ và trường đại học như sau:

  • Tiến cử của ÐSQ

Vào khoảng đầu tháng 4 hằng năm, thông tin về học bổng Monbukagakusho sẽ được niêm yết công khai tại ĐSQ hay LSQ Nhật Bản, Vụ hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và trên các báo lớn của Việt Nam (Nhân Dân, Tiền Phong, Tuổi Trẻ). Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ có công văn thông báo gửi đến các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, bộ, ngành… Các thí sinh có đầy đủ tiêu chuẩn như trong thông báo đều có thể nộp đơn xin học bổng này. Quy trình xét duyệt hồ sơ, thi tuyển và phỏng vấn gồm các bước chính sau (qui trình này có thể thay đổi hằng năm):

1. Thông báo học bổng
2. Làm hồ sơ và xin giấy giới thiệu của trường, cơ quan đang học tập, công tác
3. Nộp hồ sơ lên Bộ Giáo dục và Đào tạo
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt hồ sơ và công bố danh sách sơ tuyển
5. Chuyển danh sách sơ tuyển sang ĐSQ hoặc LSQ Nhật tại Việt Nam
6. ĐSQ và LSQ Nhật công bố ngày thi, môn thi hoặc phỏng vấn
7. Thí sinh tiến hành thi hoặc phỏng vấn
8. ĐSQ và LSQ Nhật chuyển hồ sơ tiến cử lên Bộ Giáo dục Nhật Bản (MEXT).
9. Công bố danh sách trúng tuyển và phát giấy gọi trúng tuyển
10. Chuẩn bị làm hồ sơ đi học
11. Đến Nhật Bản và tham gia học tập

Các môn thi tuyển và nội dung phỏng vấn có thể thay đổi theo từng đối tượng và theo từng năm. Đối với đối tượng nghiên cứu sinh thí sinh thường phải trải qua một kỳ phỏng vấn về lý do, nguyện vọng du học tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật, dự định sau khi tốt nghiệp khóa học nếu được cấp học bổng. Với đối tượng thí sinh đi học đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp ngoài phỏng vấn với nội dung tương tự như đối tượng nghiên cứu sinh các thí sinh còn phải thực hiện các bài thi viết. Số lượng và các môn thi tùy theo quy định từng năm. Thi sinh cần theo dõi kỹ thông báo để biết thêm chi tiết.

Trên cơ sở kết quả các bài thi và phỏng vấn, ÐSQ Nhật ở các nước tiến hành xét duyệt và tiến cử lên Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản (MEXT). MEXT hội ý với ủy ban tuyển chọn, trao đổi với trường đại học chỉ định và tiến hành tuyển chọn lần cuối cùng. Người dự tuyển có thể trình bày nguyện vọng ưu tiên của mình về trường học chuyên môn, tuy nhiên việc phân bổ sinh viên về trường học vẫn do MEXT quyết định.

Để biết thêm chi tiết, thí sinh nên liên lạc tới các địa chỉ sau:

Ðại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
27 Liễu Giai, Hà Nội
Ðiện thoại: (+84-4)-8463000 Fax: (+84-4)-8463043