Khái quát về thị trường Nhật Bản

Vị trí địa lý:

 Tổng diện tích: 377,915 km (Đứng thứ 61 trên thế giới).

Nhật Bản có hơn 3.900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là đảo Honshu chiếm khoảng 60% toàn thể diện tích, đảo Hokkaido, đảo Kyushu và đảo Shikoku.

Trong số các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo Okinawa này thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính nên đã phát triển theo một văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn.

Địa hình nước Nhật chủ yếu là đồi núi (chiếm 71%). Có nhiều núi nguồn gốc núi lửa, một số ngọn vẫn còn hoạt động, tiêu biểu là núi Phú Sĩ (Fuji) (3.776 m).

Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản. Đặc biệt, do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới.

Khí hậu:

Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt.

Mỗi mùa đều có nét đặc trưng riêng: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi.

Dân số và xã hội:

Dân số: khoảng 127 triệu người, xếp hàng thứ 10 trên thế giới.

Phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công dân nước ngoài: Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, người Philippines, người Nhật gốc Brasil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryūkyū.

Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật Bản. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Trung Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người Philippines và người Thái.

Mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km².

Khoảng 49% dân Nhật tập trung quanh ba đô thị lớn là TokyoOsaka và Nagoya cùng với các thành phố phụ cận. Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, với khoảng 1/3 tổng dân số.

Tuổi thọ trung bình: Nữ 81, Nam: 75.

Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ.

Người Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, cho dù sự kỷ luật đó bắt nguồn từ hoàn cảnh sinh sống khó khăn, từ việc nghĩ tới lợi ích chung hay từ văn hóa v.v… đã trở thành ý thức tự giác.

Khi làm việc với người Nhật, ai cũng thấy là người Nhật rất trọng nguyên tắc, họ trọng kỷ luật, khi tham gia một tổ chức nào là họ tuân thủ mọi điều lệ một cách chặt chẽ. Nơi công cộng, họ luôn kiên nhẫn xếp hàng chứ không chen lên. Hình ảnh thường thấy nhất là các tiệm ăn đông khách, người Nhật sẵn sàng xếp hàng cả tiếng đồng hồ. Trong cuộc sống xã hội công nghiệp, họ thường cố gắng giữ đúng giờ, nhất là trong giao ước làm ăn.

Người Nhật làm việc đến xong chứ không lo canh giờ về và phải xong một cách hoàn mỹ chứ không thấy hết giờ thì làm vội qua loa. Nói chung họ chủ trương làm chậm mà chắc, muốn sản phẩm luôn được hoàn mỹ, vượt hơn những thứ đã có.

Kinh tế:

Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là Yen, viết tắt là JPY. (1JPY » 247 VND)

Nhật Bản cũng là nên kinh tế lớn thứ ba toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ (số liệu năm 2011). Quốc gia này là thành viên của tổ chức Liên hiệp quốc, G8, G4 và APEC. Nhật Bản là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Đây là đất nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ. 

Nông nghiệp: giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là việc canh tác lúa nướcChè cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thang trên sườn núi.

Ngư nghiệp: Nhật Bản là một quốc gia có ngành ngư nghiệp đánh cá phát triển. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải sản. Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Hiện nay ngư nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới.

Công nghiệp: Bước sang thế kỷ 21, công nghiệp Nhật Bản đang thay đổi. Sự phát triển ban đầu của công nghiệp Nhật Bản đã dựa vào công nghiệp nặng như sắt théphoá chất và đóng tàu, các ngành công nghiệp mới trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng (máy giặt và vô tuyến) và công nghệ cao (máy tính và đồ điện tử tân tiến) đã phát triển. Các ngành này kết hợp cùng các công nghiệp truyền thống để hình thành nên một khu công nghiệp khổng lồ được gọi là Vành đai Thái Bình Dương trải dài từ phía đông Honshu cho tới Kyushu.

Dịch vụ: Lao động trong các ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh. Trong khi đó, số người làm việc trong ngànhcông nghiệp chế tạo và nông nghiệp giảm xuống. Sự chuyển dịch về lực lượng lao động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghệ. Giờ đây ở các nông trang và trong các nhà máy, các loại máy móc tinh vi và robot đảm nhiệm một cách nhanh chóng và hiệu quả những công việc có tính lặp đi lặp lại, đơn giản và nguy hiểm. Đồng nghĩa với những công việc như vậy ngày càng giảm. Tốc độ đô thị hoá tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và những ngành dịch vụ công cộng. Ngành giải trí và du lịch tăng trưởng mạnh mẽ.

Thông tin về thị trường xuất khẩu lao động:

Nhật Bản là thị trường lao động cao cấp đã và đang hấp dẫn lao động xuất khẩu các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Lào, Thái Lan, Philipin và Việt Nam.

Chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chương trình này được khởi điểm từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hoá và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Mục tiêu chính của chương trình này là nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển.

Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh.

Tính đến hết tháng 10 năm 2008, đã có trên 35.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thuỷ sản.

Tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt trên hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản, trừ Hokkaido, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi và Hiroshima. Số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản có thể nói tăng dần theo theo từng năm. Hiện nay, ta có khoảng 20.000 lao động và tu nghiệp sinh đang làm việc và tu nghiệp tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng.

Từ tháng 7/2010, luật pháp Nhật Bản bỏ tư cách lưu trú tu nghiệp sinh (TNS) và xác lập tư cách lưu trú mới – thực tập sinh (TTS) cho lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.

Theo luật mới, sau 1-2 tháng nhập cảnh, tham gia khóa học bổ trợ tiếng Nhật, kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật nước sở tại, người lao động sẽ được chuyển sang chế độ lưu trú thực tập kỹ năng. Điều này đồng nghĩa với việc họ được xác lập tư cách lao động, có tư cách quan hệ lao động, được đối xử như lao động bản địa. Người lao động sẽ được ký kết hợp đồng lao động, được làm thêm giờ …. Mức thu nhập của người lao động nhờ thế cũng sẽ được tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, đây là một thị trường rất khắt khe trong các khâu tuyển chọn. Để có được cơ hội sang Nhật thực tập kỹ thuật, ngoài tay nghề chuyên môn, người lao động còn phải trau dồi Tiếng Nhật, rèn luyện ý thức tác phong, tìm hiểu văn hóa đời sống Nhật Bản một cách chuyên sâu.

Với sự khắt khe, kỹ tính trên nên không phải lao động nào cũng dễ dàng “lọt” vào mắt ông chủ người Nhật. Đặc biệt chủ sử dụng lao động người Nhật không bao giờ chấp nhận bất kỳ một hành động hay lời nói gian dối nào của người lao động. Đây là điều tối kỵ không nên mắc phải.

Tình trạng Thực tập sinh Việt Nam vi phạm luật pháp Nhật Bản, ý thức tác phong kém: Bỏ trốn, trộm cắp,…. đã ảnh hưởng lớn đến hình ảnh người Việt Nam nói chung và Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật nói riêng. Hơn nữa, nó đã ngăn cản sự phát triển về hợp tác lao động giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, cơ hội phát triển thị trường sẽ bị hạn chế. 

Vì vậy, không những phải chăm chỉ, hoàn thành tốt công việc ở nơi làm việc, mà ngay cả trong sinh hoạt, lao động Việt Nam cũng cần chú ý đến những cử chỉ, cách ứng xử của mình. Bởi, cơ hội được lựa chọn hoàn toàn phụ thuộc vào hình ảnh của lao động Việt Nam đang sống và làm việc tại Nhật.

Nhật Bản là một trong những thị trường chính mà đã và đang tập trung vào khai thác, với con số hàng nghìn thực tập sinh và kỹ thuật viên đang tu nghiệp, thực tập và làm việc trong các ngành nghề tiêu biểu như: cơ khí chế tạo, đóng tàu, điện tử, in ấn, nhựa, lắp ráp máy, nông nghiệp ….

Hình ảnh của đã để lại uy tín và niềm tin đối với các đối tác, xí nghiệp tiếp nhận, gia đình và thực tập sinh.