Thủ tướng Nhật Bản hiện nay là ai?

Trong phiên họp toàn thể đầu tiên của kỳ họp thứ 195 Quốc hội Nhật Bản diễn ra vào sáng 1/11/2017, ông Shinzo Abe tiếp tục được bầu làm Thủ tướng thứ 98 của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản hiện nay là ông Abe Shinzō. Ông Shinzo Abe từng là thủ tướng Nhật Bản từ ngày 26 tháng 9 năm 2006 đến ngày 26 tháng 9 năm 2007.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Những thông tin về ông Abe – thủ tướng Nhật Bản

  • 21 tháng 9 năm 1954: Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm chính trị, có ông là cựu Thủ tướng Kishi Nobusuke, cha của ông từng là ngoại trưởng tại Tokyo, nhưng quê cha ở thị trấn Yuya (油谷町), nay là thành phố Nagato (長門市), tỉnh Yamaguchi (山口県). Cha là Abe Shintarō, mẹ là Kishi Yoko.
  • Tháng 3, 1977: Tốt nghiệp chuyên ngành chính trị học tại Khoa Luật, Đại học Seikei (成蹊大学)
  • Tháng 4, 1977: Làm việc ở Công ty Thép Kobe – KOBELCO (神戸製鋼所)
  • Tháng 11, 1982: Rời khỏi KOBELCO để làm thư ký (秘書官, bí thư quan) cho Bộ trưởng Ngoại giao Abe Shintarō.
  • Tháng 11, 1993: Được bầu vào Hạ viện Nhật Bản lần thứ nhất.
  • Tháng 10, 1999: Lên làm Chủ tịch Ủy ban Phúc lợi Xã hội của Hạ viện Nhật Bản.
  • Tháng 7, 2000: Làm Phó Chánh văn phòng Chính phủ (官房副長官, quan phòng phó trưởng quan) trong Chính phủ nhiệm kỳ thứ hai của Thủ tướng Mori Yoshirō.
  • Tháng 4, 2001: Làm Phó Chánh văn phòng Chính phủ trong Chính phủ của Thủ tướng Koizumi Junichirō.
  • Tháng 9, 2003: Làm tổng thư ký (tức phụ tá cho Chủ tịch) cho Đảng Dân chủ Tự do (自由民主党) của Nhật Bản.
  • Tháng 9, 2004: Làm trưởng ban Ban Xúc tiến Cải cách Đảng Dân chủ Tự do.
  • Tháng 10, 2005: Làm chánh văn phòng (官房長官, quan phòng trưởng quan) trong Chính phủ nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Koizumi Junichirō.
  • 2006: Làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do và trở thành thủ tướng thứ 90 của Nhật Bản ở tuổi 52, thủ tướng trẻ nhất thời hậu chiến.
  • 12 tháng 9 năm 2007: Nhiệm kỳ của ông lại bị phá hỏng vì hàng loạt cuộc từ chức của các Bộ trưởng Nội các và vụ tiết lộ về việc để mất số liệu lương hưu. Ông từ chức sau một năm tại nhiệm với lý do sức khỏe.
  • 26 tháng 9 năm 2012: Abe giành được 108 trong tổng số 198 phiếu bầu chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do. Ông là người đầu tiên hai lần giữ chức chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do.

Các đời thủ tướng của Nhật Bản

Thời Minh Trị (1868–1912)

Nội các Tổng lý Nhiệm kỳ
Ảnh Họ tên bắt đầu kết thúc
Itō Hirobumi

伊藤 博文

1885 1888
Kuroda Kiyotaka

黑田 清隆

1888 1889[1]
Sanjō Sanetomi[2]

三條 實美

1889 1889
Yamagata Aritomo

山縣 有朋

1889 1891
Matsukata Masayoshi

松方 正義

1891 1892
Itō Hirobumi

伊藤 博文

1892 1896
Matsukata Masayoshi

松方 正義

1896 1898
Itō Hirobumi

伊藤 博文

1898 1898
Ōkuma Shigenobu

大隈 重信

1898 1898
Yamagata Aritomo

山縣 有朋

1898 1900
Itō Hirobumi

伊藤 博文

1900 1901[3]
Katsura Tarō

桂 太郎

1901 1906
Saionji Kinmochi

西園寺 公望

1906 1908
Katsura Tarō

桂 太郎

1908 1911
Saionji Kinmochi

西園寺 公望

1911 1912

Thời Đại Chính Thiên Hoàng (1912–1926)

Nội các Tổng Lý Nhiệm kỳ Đảng
Ảnh Tên bắt đầu kết thúc
Katsura Tarō
桂 太郎
1912 1913 Không Đảng
Yamamoto Gonbee
山本 權兵衞
1913 1914
Ōkuma Shigenobu
大隈 重信
1914 1916
Terauchi Masatake
寺內 正毅
1916 1918
Hara Takashi
原 敬
1918 1921[4]
Takahashi Korekiyo
高橋 是清
1921 1922
Katō Tomosaburō
加藤 友三郎
1922 1923[5]
Yamamoto Gonbee
山本 權兵衞
1923 1924
Kiyoura Keigo
清浦 奎吾
1924 1924
Katō Takaaki
加藤 高明
1924 1925
1925 1926[5]
Wakatsuki Reijirō
若槻 禮次郎
1926 1927

Thời Thiên hoàng Chiêu Hoà (1926-1989)

Giai Đoạn (1926–1947)

Nội Các Tổng Lý Nhiệm kỳ Đảng
Ảnh Tên bắt đầu kết thúc
Tanaka Giichi
田中 義一
1927 1929
Hamaguchi Osachi
濱口 雄幸
1929 1931
Wakatsuki Reijirō
若槻 禮次郎
1931 1931
Inukai Tsuyoshi
犬養 毅
1931 1932
Saitō Makoto
齋藤 實
1932 1934
Okada Keisuke
岡田 啓介
1934 1936
Hirota Kōki
廣田 弘毅
1936 1937 Không Đảng
Hayashi Senjūrō
林 銑十郎
1937 1937
Konoe Fumimaro
近衞 文麿
1937 1939 Không Đảng
Hiranuma Kiichirō
平沼 騏一郎
1939 1939 Không Đảng
Abe Nobuyuki
阿部 信行
1939 1940
Yonai Mitsumasa
米内 光政
1940 1940
Konoe Fumimaro
近衞 文麿
1940 1941
Tōjō Hideki
東條 英機
1941 1944
Koiso Kuniaki
小磯 國昭
1944 1945
Suzuki Kantarō
鈴木 貫太郎
1945 1945
Higashikuni Naruhiko
東久邇宮 稔彦王
1945 1945
Shidehara Kijūrō
幣原 喜重郎
1945 1946 Không Đảng
Yoshida Shigeru
吉田 茂
1946 1947

Giai Đoạn (1947–1989)

Nội Các Tổng Lý Nhiệm Kỳ Đảng
Ảnh Tên Bắt Đầu Kết Thúc
Katayama Tetsu
片山 哲 (かたやま てつ)
1947 1948 Xã Hội
Ashida Hitoshi
芦田 均 (あしだ ひとし)
1948 1948 Dân chủ
Yoshida Shigeru
吉田 茂 (よしだ しげる)
1948 1954 Tự Do
Hatoyama Ichirō
鳩山 一郎 (はとやま いちろう)
1954 1956 Dân chủ→Dân chủ Tự Do
Ishibashi Tanzan
石橋 湛山 (いしばし たんざん)
1956 1957 Dân chủ Tự Do
Kishi Nobusuke
岸 信介 (きし のぶすけ)
1957 1960 Dân chủ Tự Do
Ikeda Hayato
池田 勇人 (いけだ はやと)
1960 1964 Dân chủ Tự Do
Satō Eisaku
佐藤 榮作 (さとう えいさく)
1964 1972 Dân chủ Tự Do
Tanaka Kakuei
田中 角榮 (たなか かくえい)
1972 1974 Dân chủ Tự Do
Miki Takeo
三木 武夫 (みき たけお)
1974 1976 Dân chủ Tự Do
Fukuda Takeo
福田 赳夫 (ふくだ たけお)
1976 1978 Dân chủ Tự Do
Ōhira Masayoshi
大平 正芳 (おおひら まさよし)
1978 1980 Dân chủ Tự Do
Suzuki Zenkō
鈴木 善幸 (すずき ぜんこう)
1980 1982 Dân chủ Tự Do
Nakasone Yasuhiro
中曾根 康弘 (なかそね やすひろ)
1982 1987 Dân chủ Tự Do
Takeshita Noboru
竹下 登 (たけした のぼる)
1987 1989 Dân chủ Tự Do

Thời Bình Thành (1989–nay)

Nội Các Tổng Lý Đại Thần Nhiệm Kỳ Đảng
Ảnh Tên bắt đầu kết thúc
Uno Sōsuke
宇野 宗佑 (うの そうすけ)
1989 1989 Dân chủ Tự Do
Kaifu Toshiki
海部 俊樹 (かいふ としき)
1989 1991 Dân chủ Tự Do
Miyazawa Kiichi
宮澤 喜一 (みやざわ きいち)
1991 1993 Dân chủ Tự Do
Hosokawa Morihiro
細川 護熙 (ほそかわ もりひろ)
1993 1994 Tân Đảng
Hata Tsutomu
羽田 孜 (はた つとむ)
1994 1994 Tân Sinh
Murayama Tomiichi
村山 富市 (むらやま とみいち)
1994 1996 Xã Hội
Hashimoto Ryūtarō
橋本 龍太郎 (はしもと りゅうたろう)
1996 1998 Dân chủ Tự Do
Obuchi Keizō
小渕 恵三 (おぶち けいぞう)
1998 2000 Dân chủ Tự Do
Mori Yoshirō
森 喜朗 (もり よしろう)
2000 2001 Dân chủ Tự Do
Koizumi Jun’ichirō
小泉 純一郎 (こいずみ じゅんいちろう)
2001 2006 Dân chủ Tự Do
Abe Shinzō
安倍 晋三 (あべ しんぞう)
2006 2007 Dân chủ Tự Do
Fukuda Yasuo
福田 康夫 (ふくだ やすお)
2007 2008 Dân chủ Tự Do
Asō Tarō
麻生 太郎 (あそう たろう)
2008 2009 Dân chủ Tự Do
Hatoyama Yukio
鳩山 由紀夫 (はとやま ゆきお)
9/2009 6/2010 Dân chủ
Kan Naoto
菅 直人 (かん なおと)
6/2010 9/2011 Dân chủ
Noda Yoshihiko
野田 佳彦 (のだ よしひこ)
9/2011 12/2012 Dân chủ
Abe Shinzō
安倍 晋三 (あべ しんぞう)
12/2012 nay Dân chủ Tự do

Điều gì đã giúp ông Abe được tín nhiệm như vậy?

Chính sách của thủ thướng Shinzo Abe:

Thành công từ chính sách Abenomics

Dù những thành quả đạt được chưa đúng như mong đợi, song giữ ổn định kinh tế là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc củng cố quyền lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Ngay sau khi trở lại cầm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe đã có nhiều quyết sách mới từ quốc phòng tới kinh tế. Trong đó, Abenomics là một chính sách kinh tế táo bạo của ông Abe nhằm tái thiết nền kinh tế Nhật Bản.

Theo đó chính sách Abenomics với trọng tâm là “ba mũi tên” chủ trương sử dụng cùng lúc ngân sách nhà nước để bơm thêm tiền vào guồng máy kinh tế quốc gia, huy động Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) mở van tín dụng.

Mục đích của “hai mũi” tên này là phá giá đồng yen để kích thích xuất khẩu và đẩy giá hàng hóa, nhằm chặn đứng vòng luẩn quẩn của hiện tượng giảm phát. Mũi tên thứ ba của chính sách này là nhằm cải tổ cơ cấu để giúp Nhật Bản tăng khả năng cạnh tranh, và giải quyết các khoản nợ lớn.

Nhà phân tích Richard Kaye – làm việc tại công ty quản trị Comgest với chi nhánh tại 8 quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản – cho biết cung và cầu trên thị trường lao động Nhật Bản từ 2013 tới nay đang trong giai đoạn “cân đối” nhất tính từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Khi ông Abe trở lại cầm quyền năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật vốn đã rất thấp nay lại càng xuống thấp hơn. Đặc biệt, Abenomics đã giúp Nhật Bản tạo thêm nhiều triệu việc làm từ 2013 tới nay.

Trong khi đó, Paul Jackson, Giám đốc Invesco PowerShares, chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp, có trụ sở tại London, đây là thành quả rõ rệt nhất của “hiệu ứng Abenomics”.

Đặc biệt, trên thị trường tài chính, cổ phiếu của các tập đoàn Nhật tăng đều đặn trong lúc Ngân Hàng Trung Ương BoJ tiếp tục áp dụng chính sách “tiền rẻ” để khuyến khích tiêu thụ và đầu tư.

Một dấu hiệu khả quan khác là nhiều tập đoàn của Nhật như hiệu quần áo Uniqlo hay tập đoàn chuyên sản xuất máy điều hòa không khí Daikin đã bắt đầu tăng giá thành khi bán ra các sản phẩm. Điều đó, theo ông Richard Kaye, chứng tỏ Nhật Bản bắt đầu thoát khỏi vòng luẩn quẩn của hiện tượng giảm phát đã kéo dài suốt hơn 2 thập niên qua.

Một “thành tựu” khác của Thủ tướng Abe là việc ông đã khuyến khích phụ nữ đi làm, thực sự đóng góp cho xã hội và tham gia một cách tích cực vào các hoạt động kinh tế. Nhờ đó, người dân Nhật Bản cũng bắt đầu tăng chi tiêu, ít để dành tiết kiệm hơn và thúc đẩy các hoạt động sản xuất cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Theo các chuyên gia phân tích, chính sách Abenomics tuy chưa thật hoàn hảo và cũng không làm tất cả mọi người hài lòng, nhưng liều thuốc mạnh này đã đem lại một số kết quả cụ thể trong 5 năm qua.

Đặc biệt, trong bối cảnh trên thế giới đang tồn tại quá nhiều điểm nóng như hiện nay, trải dài từ châu Âu sang châu Á, kể cả ở Mỹ và Mỹ Latinh, ít ra chính sách cải tổ được Thủ tướng Abe tiến hành trong 5 năm qua cũng đã và đang cho phép Nhật Bản duy trì ổn định về mặt kinh tế.

Tận dụng tốt quân bài chính trị

Các nhà phân tích cho rằng, một nguyên nhân khác nữa giúp ông Abe giành thắng lợi vang đội trong cuộc bầu cử Hạ viện trước thời hạn ngày 22/10 và chính thức trở thành Thủ tướng Nhật Bản hôm 1/11 là ông đã lợi dụng tốt các quân bài chính trị có trong tay.

Theo nhà xã hội học Jean François Sabouret đến từ Paris (Pháp), thắng lợi vẻ vang của Thủ tướng Abe trong cuộc bầu cử vừa qua trước hết là nhờ yếu tố địa chính trị, bởi đối diện với đe dọa hạt nhân Triều Tiên, cử tri Nhật Bản không dám đánh cược vào những chính trị gia “non tay”.

Mặt khác, Thủ tướng Abe đắc cử nhờ sự rạn nứt trong nội bộ phe đối lập, dẫn đến việc họ không thể cùng đưa ra những luận điểm phản đối ông mạnh mẽ hoặc đề ra những giải pháp thay thế khả thi hay cụ thể và đáng tin cậy cho nhiều vấn đề then chốt như dân số già, quỹ bảo hiểm y tế và an ninh thâm hụt nghiêm trọng. Trong khi đó, đây vốn là những điều cử tri hết sức quan tâm.

Ông Jean François Sabouret nói thêm: “Công luận không mấy hào hứng với chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe. Song phe đối lập Nhật Bản đã không khai thác được bất bình đó để kiếm phiếu. Thực chất của vấn đề là phe đối lập đang bị chia rẽ không thể hứa hẹn gì nhiều và không có một chính sách để thay thế vào những gì mà ông Abe đang đề xuất và đang áp dụng”.

Mặc dù đã chính thức trở thành Thủ tướng thứ 98 của Nhật Bản, tuy nhiên ông Abe và nội các của mình sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong thời gian tới trên các bình diện kinh tế, xã hội và đối ngoại.

Tổng hợp từ INternet