Ngành trăn nuôi Nhật Bản

1. Vai trò ca chăn nuôi và khnăng cung cp sn phm chăn nuôi.

Nhật bản là một nước Châu á nhưng có nền kinh tế phát triển vượt xa những nước trong khu vực và xếp vào loại hàng đầu của các nước phát triển trên thế giơí với thu nhập bình quân đầu người trên 50.000 USD năm. Nhật bản có diện tích lớn hơn Việt Nam, khoảng 340.000 Km vuông và có tổng dân số trên 126 triệu người, vào loại đông dân của Châu á. Là một nước công nghiệp nhưng Nhật cũng có nền nông nghiệp rất phát triển. Trong các loại sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với tổng sản lượng nông nghiệp của Nhật. Tuy nhiên sản phẩm chăn nuôi của nước này mới chỉ đáp ứng được từ 40% và cao nhất là 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn lại phải nhập từ nước ngoài. Là một nước công nghiệp nên khả năng tự cấp thực phẩm của Nhật giảm dần trong thập kỷ 90 và đầu thế kỷ XXI. Khả năng tự cung tự cấp về các sản phẩm chăn nuôi được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1. Khả năng tự cung cấp các sản phẩm chăn nuôi của Nhật Bản (%)

Sản phẩm  CN

1975

1985

1995

1997

1998

1999

2001

Sữa và SF sữa

81

85

72

71

71

70

75

Thịt các loại

77

81

57

56

55

54

61

Trong đó thịt bò

81

72

39

36

35

36

38

Trong đó thịt lợn

86

86

62

62

60

58

73

Trong đó thịt gà

97

92

69

68

67

65

73

Trứng

97

98

96

96

96

96

98

2. Tình hình chăn nuôi bò sữa

Nhật là nước có nền chăn nuôi hiện đại và áp dụng các tiến bộ KHKT và công nghệ sinh học vào sản xuất. Trong chăn nuôi của nước này phải kể đến thành tựu phát triển chăn nuôi bò sữa. Bò sữa Nhật phát triển mạnh từ sau thế chiến thứ 2. Vùng đất phía Bắc Nhật có điều kiện khí hậu ôn đới, đây là điều kiện rất lý tưởng và thuận tiện cho phát triển bò sữa năng xuất cao như giống Holstein Friesian. ở đây có những vùng đất rộng phì nhiêu, điều kiện thời tiết và thảm thực vật phù hợp cho nền công nghiệp sữa. Vùng Hokkaido  được mệnh danh là vùng đất cho chăn nuôi bò sữa “Dairy Land”.  Hơn 70% số lượng bò sữa của Nhật phát triển ở vùng này. Gần nửa thế kỷ vừa qua chăn nuôi bò sữa của Nhật đã trải qua lịch sử phát triển rất tốt đẹp và chăn nuôi bò sữa ở Nhật đã trở thành một nền công nghiệp sữa tiêu biểu nhất trong các nước Châu á.  Trong 10 năm qua, số lượng trang trại bò sữa của Nhật giảm từ 63.000 xuống 34.000 nhưng quy mô bò sữa trên trang trại bình quân lại tăng lên từ 20 con lên 34 con ( Bảng 2).

Bảng 2. Số lượng trang trại chăn nuôi bò và số lượng bò sữa hàng năm

Chỉ tiêu sản xuất

1990

1995

1997

1998

1999

2000

Số lượng trang trại (nghìn)

63

44

39

37

35

34

Số lượng bò sữa (con)

2.058

1.951

1.899

1.860

1.816

1.764

Số lượng bò vắt sữa (con)

1.285

1.213

1.205

1.190

1.171

1.150

Số bò vắt sữa b quân/ trại (con)

20.3

27.4

30.6

31.8

33.1

34.2

Sls/chu kỳ (kg)

6.338

6.986

7.206

7.242

7.337

7.405

Tuy nhiên, trong thời gian hơn 10 năm qua sản lượng sữa của Nhật phát triển rất ổn định về số lượng và chất lượng. Trong khoảng thời gian 10 năm qua, sản lượng sữa bình quân trên chu kỳ cho sữa tăng từ 6.338 kg năm 1990 lên 7.337 kg năm 2000. Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa ở Nhật được áp dụng theo các nước Chây Âu và Mỹ, phần lớn công việc trong trang trại bò sữa là cơ giới hoá. Đã áp dụng  hệ thống chuồng nuôi có máy vắt sữa tự động. Chăn nuôi bò sữa đã áp dụng các công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và sử dụng công nghệ sinh học, công nghệ sinh sản đẻ nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, ở Nhật bản tổng sản lượng sữa hàng năm sản xuất ra khoảng 8,4 triệu tấn và sử dụng trên 60% dưới dạng sữa tươi và thanh trùng, còn khoảng 40% dùng cho sản xuất và chế biến các sản phẩm sữa. Sản lượng sữa và sử dụng sữa hàng năm của Nhật Bản  được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Sản lượng sữa sản xuất hàng năm (Đơn vị: 1000 tấn, % )

Các chỉ tiêu sản xuất

1990

1995

1997

1998

1999

2000

Tổng sản lượng sữa hàng năm

8.203

8.467

8.629

8.549

8.513

8.417

Trong đó sữa thanh trùng

5.091

5.125

5.122

5.026

4.930

5.005

Và sữa dùng cho chế biến

2.985

3.186

3.396

3.419

3.470

3.308

3. Tình hình chăn nuôi bò thịt

Bò thịt ở Nhật cũng được quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Thuỷ sản và các địa phương. Giống bò thịt ở Nhật quý và nổi tiếng là giống Japanes Black, là giống được các địa phương độc quyền về bò đực giống và nhân giống. Nhu cầu về thịt bò ngày càng cao ở Nhật, Japanes Black là giống mà Nhật cấm xuất khẩu con giống ra nước ngoài và xem đây là nguồn gien quý và là tài sản quốc gia. Do vậy đến nay chưa có nước nào có giống bò này.

Bảng 4. Số lượng trang trại nuôi bò và  số lượng bò thịt hàng năm

Đơn vị: 1000 trại và 1000 bò

Chỉ tiêu hàng năm

1990

1995

1997

1998

1999

2000

Số lượng trang trại (nghìn)

232,2

169,7

142,8

133,4

124,6

116,5

Số lượng bò thịt (nghìn con)

2.702

2.965

2.851

2.848

2.642

2.823

Số lượng bò thịt /trại (con)

11,6

17,5

20,0

21,3

22,8

24,22

Số lượng bò cái sinh sản (nghìn con)

687

701

654

649

644

638

Bò thịt vỗ béo (nghìn con)

1.739

1.916

1.857

1.854

1.861

1.857

4. Tình hình chăn nuôi lợn

So với năm 1990 thì số lượng lợn hiện nay của Nhật có giảm đi, tuy nhiên quy mô đàn bình quân trên trại tăng từ 272 con lên 838 con, tương tự như vậy số lợn nái trên trại tăng từ 31 lên 90 con. Tình hình chăn nuôi lợn ổ Nhật 10 năm qua thể hiện ở bảng 5.

Bảng 5. Số lượng trang trại và số lượng lợn hàng năm

Chỉ tiêu hàng năm

1990

1995

1997

1998

1999

2000

Số lượng trang trại (nghìn)

43

19

14

13

13

12

Số lượng lợn  (nghìn con)

11.817

10.025

9.823

9.094

9.879

9.806

Số lượng lợn nái (nghìn con)

1.182

970

934

939

931

929

Số lượng lợn bình quân/ trại (con)

272.3

545.2

682.2

739.1

790.3

838.1

Số lượng lợn  nái bình quân/ trại (kg)

31.1

58.4

73.5

78.9

84.7

90.2

 Trong thời gian từ năm 1990-2000, lượng thịt lợn sản xuất ra hàng năm của Nhật giảm, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng nên số lượng thịt lợn nhập khẩu của Nhật cũng tăng từ 342 nghìn tấn năm 1990 lên 651 nghìn tấn năm 2000.

Bảng 5. Sản lượng thịt lợn và nhu cầu tiêu dùng (Đơn vị: 1000 tấn)

Chỉ tiêu hàng năm

1990

1995

1997

1998

1999

2000

Sản xuất ra

1.075

910

902

904

892

878

Nhập khẩu

342

535

517

546

653

651

Tổng tiêu thụ

1.446

1.461

1.447

1.481

1.511

1.515

5. Tình hình chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gà của Nhật trong thời gian qua cũng như tình hình chăn nuôi các loại gia súc khác. Số lượng trại chăn nuôi giảm từ  5.520 xuống 3.082 trại, tuy nhiên quy mô của mỗi trại có tăng lên từ trên 27 nghìn con lên 35 nghìn con. Mặc dù quy mô trang trại có tăng lên nhưng số lượng gà thịt hàng năm giảm từ 150 triệu con/năm 1990 xuống còn 108 triệu con năm 2000. Số trại có quy mô trên một trăm ngàn gà thịt cũng giảm từ 2.413 trại năm 1990 xuống còn 1.880 trại năm 2000.

Bảng 6. Số lượng trang trại nuôi gà thịt và số lượng gà.

Chỉ tiêu hàng năm

1990

1995

1997

1998

1999

2000

Số lượng trang trại (nghìn)

5.529

3.853

3.516

3.367

3.192

3.082

Số lượng gà thịt  (nghìn con)

150.445

119.682

114.314

111.659

107.358

108.410

Số lượng trại có trên trăm nghìn gà thịt

2.413

2.150

1.998

1.945

1.900

1.880

Số lượng gà thịt bình quân/ trại (con)

27.200

31.100

32.500

33.200

33.600

35.200

 Tổng sản lượng thịt gà sản xuất ra hàng năm giảm tương ứng với số lượng đàu con giảm. Số lượng thịt gà nhập năm 2000 tăng gấp đôi so với số lượng thịt gà nhập cách đấy 10 năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người Nhật.

Bảng 7. Sản lượng thịt gà và nhu cầu tiêu dùng (Đơn vị: 1000 tấn)

Chỉ tiêu hàng năm

1990

1995

1997

1998

1999

2000

Sản xuất ra

1.380

1.259

1.234

1.212

1.211

1.195

Nhập khẩu

297

542

510

522

567

572

Tổng tiêu thụ

1.678

1.781

1.760

1.731

1.768

1.751

Khác với gà thịt, số lượng  gà trứng của Nhật trong thời gian qua gần như không giảm mà tăng nhẹ từ 137 triệu con năm 1990 lên 140 triệu con năm 2000. Tuy số trang trại chăn nuôi gà trứng giảm từ 86,5 nghìn xuống 4,9 nghìn nhưng quy mô trên mỗi trại tăng từ 1,5 nghìn lên 28,7 nghìn con vì vậy đàn gà trứng trong thời gian qua ổn định về số lượng.

Bảng 8. Số lượng trang trại nuôi gà trứng và số lượng gà mái đẻ.

Chỉ tiêu hàng năm

1990

1995

1997

1998

1999

2000

Số lượng trang trại gà trứng (nghìn)

86,5

7,3

6,5

5,4

5,1

4,9

Số lượng gà mái đẻ (triệu con)

137

146,6

146,2

145,2

143,1

140,4

Số lượng gà đẻ bình quân/ trại (con)

1.583

20.100

22.400

27.000

28.200

28.700

 Tổng sản lượng trứng gà sản xuất ra trong mười năm  qua tương đối ổn định 2,5 triệu tấn/năm. Do nhu cầu tiêu dùng tăng nên số lượng trứng nhập khẩu của Nhật hàng năm tăng từ 50 nghìn tấn năm 1990 lên 120 nghìn tấn năm 2000. Sản lượng trứng và à lượng trứng tiêu thụ hàng năm của Nhật được thể hiện ở bảng 9.

Bảng 9. Sản lượng trứng gà và lượng trứng tiêu thụ hàng năm (Đơn vị: 1000 tấn)

Chỉ tiêu hàng năm

1990

1995

1997

1998

1999

2000

Sản xuất ra

2.420

2.549

2.573

2.536

2.535

2.527

Nhập khẩu

50

110

104

104

119

120

Tổng tiêu thụ

2.470

2.659

2.677

2.640

2.654

2.647

Nhật là một nước công nghiệp phát triển, do vậy mặc dù có nền chăn nuôi hiện đại nhưng tổng sản lượng chăn nuôi của Nhật sản xuất ra hàng năm từ 1990 đến nay có su hướng giảm xuống. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm Nhật phải nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài. Nhật là nước có biển bao quanh do vậy người Nhật thích sử dụng đạm động vật từ nguồn hải sản phong phú.