Tìm hiểu về công việc nhuộm vải

Cùng tìm hiểu Quy trình sản xuất vải dệt kim tại một nhà máy sử dụng công nghệ, quy trình nhuộm phổ thông.

Trong quy trình sản xuất vải dệt kim, trước hết công ty nhập sợi về, sau đó chuyển qua công đoạn mắc sợi. Sau đó chuyển sang hồ rồi mới đưa qua hệ thống máy dệt để thực hiện công đoạn dệt.
Tại công đoạn dệt này, quy trình sản xuất vải dệt kim được bắt đầu với các máy dệt tự động công nghệ cao dưới sự điều khiển của các kỹ sư và công nhân lành nghề. Sợi được đan với nhau theo một quy trình đã được định sẵn để đảm bảo theo đúng kiểu vải dệt mong muốn. Máy dệt được lập trình để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất vải dệt kim, điều này đảm bảo sự đồng nhất cho toàn bộ mẻ dệt trong suốt quy trình dệt.

Dây chuyền máy dệt kim tự động

Sau quy trình sản xuất vải dệt kim, chúng ta có những cây vải mộc. Đây là nguyên liệu đầu vào của quy trình nhuộm. Vải sau khi dệt được chuyển qua bộ phận mộc để nối các đầu cây lại với nhau, phân theo cùng loại cùng khổ. Sau đó vải được đưa vào máy dùng để giũ hồ, sở dĩ ta phải giũ hồ vì trong vải mộc có chứa nhiều tạp chất hồ như hồ tinh bột, chất làm mềm, chất bôi trơn…

Vải thô sau quá trình dệt xong còn gọi là vải mộc 

Sản phẩm vải mộc sau quá trình dệt (vải dệt kim) còn chứa nhiều tạp chất, hồ, dầu mỡ… Vì vậy tất cả các sản phẩm vải mộc đều khô cứng khó thấm các dung dịch hóa chất khác cho nên rất khó nhuộm màu, mặc khác lại chưa có độ trắng cần thiết cho nên cần xử lý vải trước khi chuyển sang quy trình nhuộm. Mục đích của công nghệ tiền xử lý là làm sạch các tạp chất để tăng khả năng nhuộm màu, đảm bảo sản phẩm nhuộm đều màu sâu màu và màu được tươi trong quy trình nhuộm kín.

2. Quy trình nhuộm vải dệt kim 

Xưởng nhuộm công ty có các máy nhuộm thường áp và cao áp tự động theo chương trình nhuộm được thực hiện hoàn hảo hơn, đảm bảo màu đều hơn, sâu hơn, nâng cao độ bền màu và chống chạy màu…Với các thiết bị nhuộm kín tạo ra quy trình nhuộm đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng màu sắc của sản phẩm vải dệt kim bền đẹp và phong phú về chủng loại. 

Hệ thống dây chuyền nhuộm sẵn sàng 

Quá trình nhuộm vải dệt kim là quá trình kỹ thuật được hình thành bởi các yếu tố: vật liệu nhuộm, thuốc nhuộm nhuộm sử dụng nhiệt độ, các chất phụ trợ, áp suất, dung tỷ nhuộm, thiết bị và phương pháp tiến hành nhuộm. Mỗi loại vật liệu, sản phẩm sẽ có một qui trình và công thức nhuộm riêng tối ưu cho loại vật liệu, sản phẩm đó. Đây là công đoạn quan trọng nhất, nó quyết định màu sắc của sản phẩm và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Vì vậy, để tạo ra đúng màu sắc mà khách hàng yêu cầu, trong quy trình nhuộm này trước tiên đội ngũ kỹ sư hóa của chúng tôi sẽ phải test màu trên vải cho tới khi giống hệt mầu của khách hàng. Mỗi kết quả đạt được sẽ có một công thức màu nhất định. Sau khi có công thức màu, đội ngũ kỹ sư dệt nhuộm sẽ chuyển công thức đó được triển khai thực hiện trong quá trình nhuộm.

Công đoạn vải mộc sẵn sàng đưa vào quy trình tẩy nhuộm

Quá trình nhuộm vải của hệ thống máy nhuộm cao áp khép kín

Quá trình nhuộm vải dệt kim được thực hiện trong các máy nhuộm cao áp, nhuộm theo phương pháp nhuộm gián đoạn. Vải trong quá trình nhuộm được ngâm vào trong dung dịch nhuộm trong một khoảng thời gian nhất định, thuốc nhuộm được đưa vào cùng với vải mộc theo đúng công thức đã được bộ phận kỹ sư chuyển giao theo quy trình công nghệ nhuộm nhất định. Kết thúc quy trình sản phẩm vải dệt kim nhuộm được xử lý cuối cùng trong máy.Thời gian nhuộm thường kéo dài từ 4 cho tới 18 tiếng (tùy vào từng loại vải). Bây giờ chúng ta đã có màu vải như mong muốn.

Vải dệt kim sau khi nhuộm được đưa ra chuẩn bị cho các quy trình tiếp theo

Tiếp tới vải được giặt để loại bỏ toàn bộ tạp chất và hóa chất còn dư của quá trình nhuộm. Sau đó vải được làm khô bằng máy sấy chuyên dụng và chuyển tới khâu cuối cùng đó là định hình – công đoạn hoàn tất vải trong quy trình hoàn tất như phần dưới đây.

3. Quy trình hoàn tất vải

Quy trình hoàn tất vải là khâu cuối cùng trước khi xuất xưởng vải thành phẩm. Vải sau khi nhuộm còn rất nhiều nước nên không thể vào hoàn tất ngay được, vì vậy cần phải sấy trước khi đưa vào máy căng hoàn tất, nhiệt độ sấy từ 110-1300C (đối với màu đậm ta sấy ở nhiệt độ 1100C nhằm chống chạy màu và loang màu) tuy nhiên tốc độ sấy tùy thuộc vào từng mặt hàng, đối với mặt hàng vải càng dày tốc độ sấy càng chậm.
Sau khi sấy vải tiếp tục được đưa vào máy căng hoàn tất, máy căng này chạy ở nhiệt độ thấp hơn máy căng định hình 130-1700C, đầu máy có một máng hồ chứa dung dịch hồ vải để tạo cho vải có được những tính chất theo yêu cầu. vải sau khi hoàn tất đã đạt được những yêu cầu cần thiết, tuy nhiên để tăng thêm tính thẫm mỹ vải được đem đi xử lý cơ học lần cuối trước khi thành phẩm, biện pháp xử lý này bằng máy COMFIT, nguyên tắt của máy này là dung nhiệt độ để ủi thẳng vải và làm cho vải mềm mịn hơn. Sau COMFIT vải được đem in biên và cuộn thành phẩm.

Vải dệt kim trong khâu hoàn tất được máy cán định hình xếp lại trước khi cuộn thành phẩm

Vải dệt kim thành phẩm