10 món ăn đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng bậc nhất bởi sự cầu kỳ trong khâu chế biến và bởi hương vị riêng biệt của các món ăn; cách bày trí tuyệt mỹ. Tìm hiểu về ẩm thực Nhật bản có khi mất cả đời bạn vẫn chưa thể lĩnh hội được hết. Hôm nay, nhatban.net.vn xin giới thiệu tới các bạn 10 món ăn đặc trưng nhất nước Nhật thể hiện được giá trị ẩm thực Nhật Bản.

1.SHUSHI

Sushi là món ăn khá đặc biệt của người Nhật, bắt nguồn từ một phương pháp muối cá của Trung Hoa cổ.

Cá được bọc cơm và muối rồi để lên men trong thời gian từ 2 tháng đến 1 năm. Sau thời gian lên men, người ta bỏ cơm đi và chỉ ăn cá muối không. Phương pháp này được truyền vào Nhật Bản cùng với việc trồng lúa nước trong thời kỳ Yayoi (năm 300 trước công nguyên đến năm 300 sau CN).
Các cách thức để lên men khác nhau đã giảm bớt thời gian chờ, đồng thời sử dụng thêm dấm làm gia vị, và bây giờ người Nhật sử dụng cả cơm cùng cá muối. Hiện nay không còn công đoạn cá muối mà người ta thưởng thức trực tiếp cá sống và hải sản tươi sống cùng với cơm trộn dấm.
Sushi có rất nhiều thành phần và công thức chế biến khác nhau, tuy nhiên nguyên liệu chính để làm nên món này là cơm trộn dấm kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá, hải sản tươi sống, rau củ, wasabi (mù tạt).

2. SASHIMI

Món ăn này có thành phần chính là các loại hải sản tươi sống, sẽ mang lại cho thực khách bốn phương một trải nghiệm thú vị đầy thử thách khi thưởng thức. Sashimi thường là món ăn được dọn ra đầu tiên trong các bữa ăn trang trọng tại Nhật Bản, nhưng cũng có thể được dùng như món ăn chính, kèm với cơm và một chén súp Miso.

Một phần ăn Sashimi được bày trí rất đẹp mắt với nhiều loại hải sản sống được thái thành những lát mỏng có kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu và người đầu bếp. Những miếng hải sản tươi sống thường được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, chiều dài 4cm và dày chừng 0,5cm. Sashimi được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như mù tạt, gừng, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ. Mù tạt dùng chung với hải sản sống ngoài việc gia tăng hương vị cho món ăn, còn giúp diệt các loại vi khuẩn có hại và ký sinh trùng có ở hải sản sống, hỗ trợ tiêu hoá cho thực khách.

3. SHABU – SHABU

Đây được coi là đỉnh cao ẩm thực lẩu Nhật Bản. Shabu – shabu có vị ngọt thanh rất ngon!

Lẩu Sukiyaki và Shabu Shabu biểu trưng cho văn hóa ẩm thực tinh tế của Nhật Bản, hấp dẫn không chỉ bởi hương vị đậm đà mà còn ở cách thưởng thức khác lạ, độc đáo. Thông thường, thịt bò xắt lát mỏng được dùng để nhúng lẩu nhưng tại nhiều nơi, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu, vịt, hoặc tôm hùm… cũng được sử dụng để nhúng lẩu. Đặc biệt, thịt bò Wagyu nổi tiếng không chỉ tại Nhật Bản mà còn trên khắp thế giới bởi vị ngon với lượng vân mỡ hoàn mĩ, hương vị tinh tế.

Lẩu Shabu Shabu ngon nhất là khi ăn cùng thịt bò hảo hạng của Nhật Bản Wagyu. Đi kèm với thịt, lẩu Shabu Shabu thường được ăn kèm với đậu phụ và rau quả, bao gồm cả cải thảo, lá hoa cúc, nori (rong biển ăn được), hành tây, cà rốt, nấm shiitake và nấm kim châm, mì udon, mochi hoặc mì harusame…

4. SUKIYAKI

Lẩu Sukiyaki có hương vị ngọt bùi xen lẫn vị mặn giống như nước sốt Teriyaki, tuy nhiên khi kết hợp giữa thịt bò Mỹ và một số loại rau ăn kèm thỳ lẩu Sukiyaki đã tạo nên hương vị riêng mà không một loại lẩu nào có thể có được. Đó cũng là điểm đặc trưng của lẩu Sukiyaki mà được người dân ở Nhật Bản rất ưa chuộng. Món này được chấm với nước sốt trứng hoặc sốt làm từ tương Kikkiman.như vậy là thưởng thức được rồi đó 😉

5. MÌ

Các loại mì Nhật Bản có cách chế biến vô cùng đa dạng và hương vị đặc trưng riêng từng loại. Một tô mì ngon mang trong mình cả sự say mê và tinh túy của ẩm thực Nhật Bản. Các loại mì Nhật Bản truyền thống và phổ biến nhất gồm có mì Udon, mì Ramen, mì Soba và mì Somen.
Mì Udon


Mì Udon được làm từ bột mì, muối và nước. Sợi mì có màu trắng đục, dày, đầu hình tròn hoặc hình vuông. Đây là loại mì được ưa chuộng nhất và phổ biến nhất. Riêng về sợi mì dày hay mỏng cũng là cả một vấn đề. Tùy theo địa phương, quán mì và sở thích từng người mà có nơi làm dày hơn hoặc mỏng hơn kích cỡ thông thường. Ngoài ra còn tùy theo thời tiết mùa nóng hay mùa lạnh để điều chỉnh độ dày của sợi mì nữa. Cũng như các loại mì khác, mì Udon sẽ “nở” ra khi nấu, do đó sợi mì sẽ to, nặng và dày hơn. Ta có thể dễ dàng cảm nhận được hương vị thơm ngon và dai dai của bột mì khi thưởng thức. Nước d
Mì Ramen


Mì Ramen có màu vàng tươi, sợi nhỏ xíu khác hoàn toàn với mì Udon. Nước súp mì được nấu từ muối, nước trong (shio ramen), hầm xương heo – nước đục váng mỡ (tonkotsu ramen), nước tương Nhật – nước trong màu nâu đen (shouyu ramen) và bằng miso – nước đục (miso ramen). Miso là một loại tương làm từ đậu ưa được dùng để nấu soup ăn với cơm hàng ngày và nhiều món khác). Ngoài ra thì còn có nước mì nấu với tôm trong món mì hải sản, nước cà ri Nhật hay món mì với trứng…
Mì Soba


Mì Soba là được xem là biểu tượng cho sự may mắn, người Nhật ăn mì này vào cuối năm để tiễn năm cũ, đón một năm mới đầy may mắn và sức khỏe. Sợi mì soba dài và dai, có màu nâu sẫm. Mì Soba được chế biến rất công phu qua nhiều bước và cách ăn cũng rất đặc biệt. Mì soba làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mì, thêm nước tạo thành bột sệt, rồi nhào và lăn cho mỏng ra, và cắt thành những sợi nhỏ.

6. TEMPURA

Độc đáo món chiên Nhật Bản.

Các loại rau và hải sản được rửa sạch, để khô, thái nhỏ và nhúng trong hỗn hợp bột bao bên ngoài với một lớp mỏng… Thoạt nhìn, Tempura như chiếc bánh tẩm bột chiên giòn của người Việt song cách chế biến và hương vị món ăn hoàn toàn khác biệt. Tempura hấp dẫn bởi sắc vàng tươi, nóng hổi, mềm béo. Món ăn càng trở nên thú vị bởi lẽ trước khi thưởng thức bạn sẽ không bao giờ biết được bí mật ẩn bên trong lớp vỏ giòn tan kia là gì?

Người ta đặt Tempura trên bát cơm, rải một lớp xốt mỏng làm bằng nước lèo, xì dầu và mirin, cũng có thể ăn với mì kiều mạch. Hai món này gọi theo thứ tự trước sau là tendon và tempura-soba.

 7. TONKATSU – thịt heo chiên xù

Tonkatsu ( tiếng nhật là 豚カツ, とんかつ hay トンカ, làm từ thịt lợn) ra đời vào cuối thế kỷ 19 và là một món ăn phổ biến tại Nhật Bản. Nguyên liệu bao gồm một gói bột chiên, thịt thăn lợn dày từ một đến hai centimet và được thái lát thành những miếng vừa ăn, thường được ăn kèm với bắp cải và súp miso. Ta cũng có thể dùng phần thịt lườn và thịt lưng; thịt sẽ được ướp muối, tiêu và được rắc nhẹ một lớp bột mì, sau đó ta nhúng vào trứng và tẩm bột chiên xù trước khi cho vào rán.

8. Kaiseki Ryori

Một kaiseki trang trọng thường được bắt đầu bằng 1 khay nhỏ với 3 đĩa: cơm, súp và 1 đĩa gọi là mukozuke. Mukozuke điển hình thường là một lát sashimi, hoặc một món theo từng mùa và được trộn với dấm.

Nhóm thức ăn thứ hai là một món ninh, gọi là nimono, được cho vào trong một chén nhỏ. Tiếp theo sẽ là món nướng, thường là thịt nướng hoặc cá nướng. Điểm thiết yếu của ẩm thực kaiseki là nhiều kĩ thuật chế biến và trang trí tinh tế được sử dụng, cộng với sự chọn lọc kĩ lưỡng nguyên liệu thích hợp theo từng mùa. Một bữa ăn như này được sử dụng để mời khách quý và thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà

9. YAKITORI – Thịt gà nướng Nhật bản

Yakitori được làm từ thịt gà xắt miếng từ tất cả các bộ phận của con gà như ức, đùi, da, gan và nội tạng. Được nấu chín trên than hồng, Yakitori là một món ăn bình dân phổ biến thường được thưởng thức cùng một cốc bia. Yakitori ngon nhất được phục vụ tại các nhà hàng chuyên làm yakitori, gọi là yakitori-ya, nhưng cũng có thể tìm thấy chúng tại các nhà hàng trên khắp Nhật Bản, chẳng hạn như Izakaya hay ở các lễ hội ẩm thực.

10. Rượu SAKE

Được coi là quốc tửu của Nhật Bản, rượu sake được chế biến bằng phương pháp ủ.

Rượu Sake được làm từ gạo. Để làm rượu Sake, chất đường cần để tạo ra cồn phải được biến đổi từ tinh bột. Trong quy trình ủ bia, việc hoán chuyển từ tinh bột sang đường, và từ đường sang cồn được làm trong 2 bước khác biệt, nhưng đối với rượu Sake thì việc này xảy ra liên tục. Thêm vào đó, nồng độ cồn cũng khác biệt giữa rượu Sake, rượu Vang, và bia. Rượu Vang thường có nồng độ 9-16% độ cồn, và hầu hết các loại bia có nồng độ từ 3-9%, trong khi rượu Sake chưa pha thêm nước vào có nồng độ cồn khoảng 18-20%, mặc dù nồng độ này thường được pha thêm nước trước khi đóng chai để giảm xuống còn khoảng 15% độ cồn theo thể tích của nước rượu.
>> Đọc thêm:  Ẩm thực Nhật Bản